Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn VAT không?

30/08/2022
Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn VAT không?
436
Views

Thuế là nghĩa vụ của toàn dân. Các ngành nghề hoạt động kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ thì đều có các mức thuế riêng. Không chỉ với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn mới cần đóng thuế mà các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ hiện nay cũng có các mức thuế khác nhau. Hóa đơn VAT hay còn gọi là hóa đơn đỏ là hình thức thể hiện của việc đóng thuế. Vậy hộ kinh doanh là gì? Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn VAT không? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn VAT không?
Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn VAT không?

Một số đặc điểm pháp lý của Hộ kinh doanh

Các đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh bao gồm: Đối tượng đăng ký, tính chất…

Đối tượng thành lập hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam, hoặc do một nhóm người, hoặc một hộ gia đình làm chủ.

Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ. Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc trong hộ quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người có đủ điều kiện là đại diện cho nhóm hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.

Hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh mang tính nghề nghiệp thường xuyên

Hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, có quy mô nghề nghiệp ổn định thì mới cần phải đăng ký. Những hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.

Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”.

Mặc dù là chủ thể kinh doanh khá chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanh không có tư cách của doanh nghiệp. Hộ kinh doanh không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.

Cá nhân, nhóm người hoặc các thành viên trong hộ chịu trách nhiệm vô hạn

Khi phát sinh các khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ, không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.

Tính chịu trách nhiệm vô hạn này cũng dẫn tới quy định về việc Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại tại khoản 3 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CPBởi vốn dĩ các chủ thể như chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp doanh đều phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, đây là là cách để đảm bảo trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình.

Có nên đăng ký hộ kinh doanh 

Hộ kinh doanh cá thể là mô hình khá phổ biến ở nước ta. Bởi lẽ đăng ký đơn giản, và áp dụng theo phương thức thuế khoán. Tuy nhiên Hộ kinh doanh cá thể vẫn bộc lộ nhiều hạn chế và tiềm ẩn rủi ro khi kinh doanh như:

– Cá nhân đã thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

– Cá nhân, nhóm người hoặc tất cả thành viên trong hộ phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ thuế, các khoản nợ.

– Mỗi cá nhân, nhóm cá nhân chỉ được thành lập một hộ kinh doanh. Vì vậy khi đã có hộ kinh doanh, cá nhân và nhóm cá nhân không thể lập cửa hàng, địa điểm kinh doanh thứ hai là hộ kinh doanh nữa.

– Hạn chế về việc xuất hoá đơn cho khách hàng.

Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn VAT không?

Tại Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC, hóa đơn VAT được định nghĩa là loại hóa đơn chỉ dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

Trong khi đó, theo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013, phương pháp khấu trừ chỉ được áp dụng đối với:

– Các cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 01 tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;

– Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.

Từ các căn cứ nêu trên có thể khẳng định, hộ kinh doanh không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ; do đó, không phải là đối tượng được xuất hóa đơn đỏ. Nếu muốn xuất hóa đơn đỏ, hộ kinh doanh phải chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh xuất hóa đơn như thế nào?

Theo điểm b, khoản 1 Điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu thuộc đối tượng được mua hóa đơn của cơ quan thuế.

Điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư trên quy định rõ về việc bán hóa đơn của cơ quan thuế như sau:

– Số lượng hóa đơn cơ quan thuế bán cho hộ kinh doanh lần đầu tối đa là 01 quyển 50 số cho mỗi loại hóa đơn;

– Đối với các lần mua sau, sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, tình hình khai kê khai nộp thuế và đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho hộ kinh doanh trong ngày với số lượng không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.

– Trường hợp hộ kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì được mua hóa đơn lẻ (01 số) theo từng lần phát sinh và không phải nộp tiền.

Như vậy, dù không thể xuất hóa đơn đỏ như doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể xuất hóa đơn do cơ quan thuế bán theo tháng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về  Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn VAT không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mẫu thông báo phát hành hóa đơn điện tử; cách tra số mã số thuế cá nhân; công chứng di chúc tại nhà hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hộ kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng như thế nào?

Theo điểm b, khoản 1 Điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu thuộc đối tượng được mua hóa đơn của cơ quan thuế.

Hộ kinh doanh xuất hóa đơn thuế như thế nào?

– Số lượng hóa đơn cơ quan thuế bán cho hộ kinh doanh lần đầu tối đa là 01 quyển 50 số cho mỗi loại hóa đơn;
– Đối với các lần mua sau, sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, tình hình khai kê khai nộp thuế và đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho hộ kinh doanh trong ngày với số lượng không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.
– Trường hợp hộ kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì được mua hóa đơn lẻ (01 số) theo từng lần phát sinh và không phải nộp tiền.

Tại sao hộ kinh doanh không được xuất hóa đơn VAT?

Tại Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC, hóa đơn VAT được định nghĩa là loại hóa đơn chỉ dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.