Quyền hưởng thừa kế của con riêng khi xảy ra tranh chấp

12/02/2022
Dịch vụ xác nhận độc thân nhanh chóng uy tín, giá rẻ tại Hà Nội năm 2022
892
Views

Quyền hưởng thừa kế của con riêng khi xảy ra tranh chấp

Ở mỗi giai đoạn lịch sử; hình thái gia đình hạt nhân là nhân tố tạo nên cấu trúc xã hội sẽ thay đổi phù hợp với hoàn cảnh khách quan. Vì vậy; hiện nay một gia đình đơn thuần không chỉ có vợ; chồng; con chung mà còn bao gồm cả con riêng của vợ hoặc chồng. Khi xã hội nảy sinh mối quan hệ bố dượng; mẹ kế và con riêng thì các quy pháp luật mới được quy định để điều chỉnh; trong đó phải kể đến pháp luật về thừa kế. Tuy nhiên; trên thực tiễn nhiều cá nhân vẫn còn bỡ ngỡ về quy định quyền hưởng thừa kế của con riêng khi xảy ra tranh chấp như thế nào?

Căn cứ pháp lí

Luật hôn nhân gia đình 2014

Quyền thừa kế của con riêng theo di chúc

Theo quy định tại Điều 624 BLDS 2015; thì Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác, là ý nguyện; lời trăng trối cuối cùng của họ muốn định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời. Vì vậy; người bố dượng; mẹ kế có quyền chỉ định con riêng là người thừa kế và được quyền hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản theo ý chí của họ; được thể hiện trong di chúc. Do đó; trường hợp này người con riêng có quyền được hưởng thừa kế di sản của bố dượng, mẹ kế.

Tuy nhiên; thực tiễn trong một số trường hợp như người để lại di sản không lập di chúc, hoặc lập nhưng di chúc không hợp pháp, hoặc phần di sản không được định đoạt trong di chúc,… thì quyền thừa kế sẽ được xác định theo quy định của pháp luật pháp luật.

Quyền thừa kế của con riêng theo pháp luật hiện hành

Theo quy định tại Điều 654 BLDS 2015; nếu con riêng và bố dượng; mẹ kế có quan hệ chăm sóc; nuôi dưỡng nhau như cha con; mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định về diện thừa kế theo pháp luật và thừa kế thế vị. Như vậy; theo Điều luật này thì về nguyên tắc giữa con riêng và bố dượng; mẹ kế không được hưởng di sản thừa kế của nhau. Tuy nhiên, vì quá trình chung sống; con riêng biết chăm sóc; nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế và coi họ như cha, mẹ ruột của mình thì pháp luật vẫn công nhận quyền thừa kế của con riêng.

Theo đó, thứ nhất con riêng của bố dượng, mẹ kế có quyền được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015. Bởi lẽ; khi họ đã chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng; mẹ kế và xem như bố mẹ ruột của mình; thì theo hướng ngược lại họ được công nhận như là con đẻ của bố dượng, mẹ kế. Vì vậy, trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất chỉ còn con riêng thì họ vẫn được quyền hưởng toàn bộ di sản của bố dượng mẹ kế, mặc dù vẫn còn tồn tại những người có mối quan hệ huyết thống với người để lại di sản như ông bà nội, hay ông bà ngoại, anh chị em ruột.

Thứ hai, con riêng cũng có quyền để thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 BLDS 2015. Trường hợp này được hiểu rằng nếu con riêng của bố dượng, mẹ kế để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với họ thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

Mặc dù pháp luật đã quy định rõ quyền thừa kế của con riêng; tuy nhiên trên thực tiễn các tranh chấp liên quan đến quyền hưởng di sản của đối tượng này vẫn diễn ra phổ biến. Trước đây; để giải quyết tranh chấp giữa các thành viên thì người Việt thường có truyền thống “đóng cửa bảo nhau” theo hướng hòa giải, thương lượng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên; xu hướng hiện nay phương thức giải quyết tranh chấp đã có sự thay đổi; mà cụ thể tương tự như các quốc gia phương Tây, việc kiện tụng tại cơ quan Tòa án đã diễn ra phổ biến hơn. Theo đó; trình tự; thủ tục giải quyết tại Tòa án được điều chỉnh bởi pháp luật về tố tụng dân sự:

Thứ nhất; đương sự nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế.

Thứ hai; Tòa án sẽ tiến hành xem xét Đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý.

Thứ ba; vụ án bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử và hòa giải. Tại giai đoạn này Tòa án sẽ mở phiên họp kiểm tra, giao nộp; công khai chứng cứ và hòa giải. Mục đích là để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về hướng giải quyết vụ án và cung cấp chứng cứ cho các bên đương sự. Cuối cùng; Tòa án sẽ ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử theo trình tự sơ thẩm.

Như vậy; về nguyên tắc con riêng sẽ không được hưởng thừa kế của bố dượng, mẹ kế. Tuy nhiên, nếu trong quá trình chung sống con riêng biết nuôi dưỡng, chăm sóc và coi họ như cha; mẹ đẻ của mình thì pháp luật sẽ công nhận quyền hưởng di sản của con riêng. Trên thực tiễn; tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền thừa kế diễn ra ngày càng phổ biến bởi sự thay đổi của hình thái gia đình truyền thống theo thời gian. Vì vậy; thay vì các bên giải quyết tranh chấp bằng cách tự thỏa thuận như trước đây thì xu hướng khởi kiện tại Tòa án ngày càng tăng.

Pháp luật thừa kế khi có mâu thuẫn trong gia đình

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015

“Điều 651 Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ; mẹ đẻ, cha nuôi; mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội; bà nội; ông ngoại; bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

  1. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  2. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế; nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Mời bạn đọc xem thêm

Ép buộc người khác đăng ký kết hôn bị xử lý như thế nào?

Con cái bỏ mặc, không chăm sóc cha mẹ già bị phạt đến 20 triệu

Chồng không cho vợ đi làm có thể bị phạt tới 5 triệu đồng từ 01/01/2022

Câu hỏi thường gặp

Ai được quyền làm giấy khai sinh cho con do nhờ mang thai hộ?

Đứa trẻ sinh ra được xác định là con của người nhờ mang thai hộ nên trách nhiệm đăng ký khai sinh thuộc về người chồng hoặc người vợ nhờ mang thai hộ (Căn cứ vào Điều 15 Luật Hộ tịch 2014)

Bố mẹ đánh con có vi phạm pháp luật không?

Tại Hiến Pháp 2013 nước ta cũng quy định. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
Từ đó có thể hiểu không ai có quyền gây hại đến sức khỏe, cơ thể của người khác. Kể cả có người đó là bố, mẹ ruột cũng không có quyền này. Vậy nên hành vi đánh đập con cái của bố, mẹ là hành vi vi phạm pháp luật.

Chồng có được không cho vợ về quê ngoại ăn tết không?

Theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP, thì hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của toà án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Đánh giá bài viết

Comments are closed.