Chồng không cho vợ đi làm có thể bị phạt tới 5 triệu đồng từ 01/01/2022

08/01/2022
Chồng không cho vợ đi làm có thể bị phạt tới 5 triệu đồng từ 01/01/2022
620
Views

Từ 1/1/2022, hành vi cản trở; hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập; hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính; có thể bị phạt đến 5 triệu đồng. Mức phạt này được quy định tại Nghị định 125/2021/NĐ-CP; do Chính phủ ban hành ngày 28/12/2021 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu rõ hơn vấn đề; “Chồng không cho vợ đi làm có thể bị phạt tới 5 triệu đồng từ 01/01/2022”.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Chồng không cho vợ đi làm có thể bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định mới tại Điều 13 Nghị định 125/2021; hành vi cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập; hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính; có thể phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng.

Như vậy, việc chồng cố tình ngăn cản không cho vợ đi làm sắp tới sẽ bị phạt tiền đến 5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Nghị định 125/2021 còn quy định phạt tiền từ 5 – 7 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần; nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.

– Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình; sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản; như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.

Phạt tiền từ 7 – 10 triệu đồng đối với hành vi dùng vũ lực; nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.

Quyền của người vợ, người chồng

Quyền bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng         

Điều 17, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định; “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình; trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp; Luật này và các luật khác có liên quan.”

Việc thực hiện bình đẳng được thể hiện trong mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân như; cùng chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc con cái; được thỏa mãn những nhu cầu cá nhân như: giải trí, học tập, tham gia hoạt động xã hội; cộng đồng; được bàn bạc, trao đổi, tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình; cũng như bình đẳng, tôn trọng trong đời sống tình dục hay kế hoạch hóa gia đình.         

Như vậy hành vi chồng không cho vợ đi làm đang vi phạm quyền bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng

Quyền được yêu thương, chung thủy; được chăm sóc, quý trọng

Hôn nhân là sự kết hợp thiêng liêng giữa nam và nữ trên cơ sở tình yêu, sự hòa hợp về quan điểm, cách sống và chia sẻ trách nhiệm chung để cùng xây dựng một gia đình, chung sống lâu dài. Do vậy, việc duy trì tình yêu trong hôn nhân là yếu tố then chốt để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Khác với hôn nhân từ những lý do như kinh tế, địa vị, trao đổi lợi ích, hôn nhân vì tình yêu rất cần sự bồi đắp hàng ngày bởi nếu ngọn lửa tình yêu lụi tàn thì nguy cơ tan vỡ gia đình rất dễ xảy ra.

Quyền được yêu thương thể hiện ở khía cạnh tinh thần bằng sự chăm sóc; tôn trọng, trung thực trong đời sống thường ngày; là những lời thăm hỏi, động viên, chia sẻ mỗi khi người vợ/chồng gặp khó khăn, đau ốm; chúng ta có thể thấy một nguyên tắc ứng xử rất quan trọng của mối quan hệ vợ chồng; đó là sự tôn trọng, giữ những nguyên tắc nhất định; không suồng sã để bỏ qua những mong muốn của người khác.

Chung thủy là chỉ sự không thay đổi, trước sau như một. Tùy theo quan niệm, phong tục hay định kiến của từng dân tộc; từng quốc gia qua từng thời kỳ mà quan niệm về sự chung thủy; hay nhiều yếu tố khác trong xã hội cũng có nhiều khác biệt.

Quyền cùng chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình      

Việc nhà, theo quan niệm của người Việt Nam thường được coi là trách nhiệm của người phụ nữ/người vợ/người mẹ. Rất nhiều loại công việc thường được coi như không tên và không được tính công và vì vậy công sức, sự vất vả, thời gian của người vợ khi làm việc không tên này trong nhiều trường hợp không được nhìn nhận công bằng. Quan niệm đã tồn tại phổ biến trong các gia đình cũng như ngoài xã hội.        

Tuy nhiên, quyền chia sẻ và thực hiện các công việc trong gia đình hiện nay đã được luật pháp quy định và bảo vệ. Điều 19, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định trách nhiệm của vợ chồng là cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Như vậy, được chia sẻ công việc nhà là quyền lợi và nghĩa vụ của cả vợ và chồng chứ không phải là trách nhiệm của riêng người vợ hay sự giúp đỡ, “làm hộ” của người chồng.

Chồng không cho vợ đi làm là vi phạm quyền được học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Đây là những quyền cơ bản của mỗi cá nhân trong xã hội, phục vụ cho nhu cầu sống, phát triển lành mạnh, tích cực của mỗi cá nhân.

Bên cạnh những quyền lợi cơ bản được liệt kê ở trên, người vợ còn có những quyền khác được pháp luật bảo vệ như tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng;  tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng đồng thời rất nhiều quyền, nghĩa vụ khác liên quan tới chế độ tài sản, chấm dứt hôn nhân, con cái.

Như vậy hành vi chồng không cho vợ đi làm là một hành vi đang vi phạm quyền được học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Quyền sống chung giữa vợ và chồng       

Khoản 2, Điều 19 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác”. Như vậy, quyền sống chung nhằm mục đích để quy định việc cùng chung sống sau khi kết hôn nhằm chia sẻ những trách nhiệm, xây dựng sự gắn bó bền vững.

Chồng có quyền không cho vợ đi làm không?

Điều 17, Điều 23 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 có quy định:

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Như vậy, theo quy định này thì vợ chồng bình đẳng về mọi mặt trong gia đình cũng như thực hiện quyền công dân, trong đó có quyền được lựa chọn việc làm. Quyền được làm việc là quyền chính đáng của mỗi người, không ai có quyền ngăn cản. Một bên ép buộc bên còn lại không được làm việc là trái quy định.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Chồng không cho vợ đi làm có thể bị phạt tới 5 triệu đồng từ 01/01/2022. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sựluật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Vợ có trách nhiệm gì?

– Đồng hành cùng người chồng trong suốt cuộc đời
– Giữ vai trò làm vợ
– Duy trì ngọn lửa tình yêu và thể hiện tình yêu
– Giữ hòa khí trong gia đình     
– Tổ chức đời sống gia đình ngăn nắp và chi tiêu hợp lý: 

Người chồng có trách nhiệm gì?

– Cùng xây nhà và xây tổ ấm 
– Trung thực và tin tưởng
– Giữ gìn sự thủy chung
– Biết rộng lượng, tha thứ, yêu thương và chia sẻ
– Không sử dụng bạo lực gia đình, không gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền và ích kỷ         

5/5 - (2 bình chọn)

Comments are closed.