Nhãn hiệu là một tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau. Tuy nhiên, để được công nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu này thì chủ sở hữu cần tiến hành một thủ tục gọi là đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp văn bằng bảo hộ. Vậy Quyền đăng ký nhãn hiệu của cá nhân và tổ chức được pháp luật quy định thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bà viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Khái niệm nhãn hiệu
Theo Luật Sở hữu trí tuệ , nhãn hiệu là dấu hiệu mà cá nhân, tổ chức sử dụng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của mình so với các cá nhân, tổ chức là khác nhau.
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được thể hiện dưới dạng từ ngữ, hình ảnh; hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhìn chung, tất cả các nội dung và hình thức của nhãn hiệu đều được tính là dấu hiệu để phân biệt. Ví dụ như: chữ, số, kích thước, hình vẽ, màu sắc, hiệu ứng, …
Phân loại nhãn hiệu
Nhãn hiệu có nhiều loại:
– Nhãn hiệu thông thường là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh; kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
– Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức; là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
– Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký; trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau, hoặc có liên quan với nhau
Xem thêm:
- Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ cho doanh nghiệp Việt Nam
- Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn là gì?
Quyền đăng ký nhãn hiệu của cá nhân và tổ chức
Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ các cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất hàng hóa; hoặc cung ứng dịch vụ đều có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho sản phẩm do mình cung cấp, cụ thể:
– Tổ chức, cá nhân có quyền ĐKNH dùng cho hàng hoá do mình sản xuất; hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền ĐKNH cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường; nhưng do người khác sản xuất nếu người sản xuất không dùng nhãn hiệu đó cho sản phẩm; và không phản đối việc đăng ký đó.
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền ĐKNH tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ; tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc; hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền ĐKNH chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện; hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó được phép đăng ký nhãn hiệu nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Ngoài ra hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có thể cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) liên quan; đồng thời, phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu; hoặc phải sử dụng cho sản phẩm mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Các tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nêu trên có thể chuyển giao quyền đăng ký cho người khác bằng hợp đồng văn bản; nếu bên nhận đáp ứng các điều kiện như người có quyền đăng ký tương ứng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ xử lý nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thương hiệu trọn gói 2021
- Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube, Tiktok
Trên đây là bài viết của chúng tôi tư vấn về “Quyền đăng ký nhãn hiệu của cá nhân và tổ chức“. Nếu có thắc mắc gì về dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ: 0936408102
Câu hỏi thường gặp
– Theo quy định tại Điều 21 BLDS thì giao dịch dân sự liên quan đến các tài sản cần đăng ký của người dưới 18 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
– Hơn nữa, cá nhân chỉ có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp hoặc sản phẩm do mình đưa ra thị trường do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó (Điều 87.1, 87.2 Luật SHTT)
– Người chưa thành niên không được quyền thành lập, quản lý, góp vốn vào doanh nghiệp để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh (Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014).
Do đó, cá nhân chưa đủ 18 tuổi thì không được đứng tên chủ sở hữu văn bằng bảo hộ mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó theo Điều 136 BLDS.
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đồng thời đáp ứng hai điều kiện:
(i) Dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được, có thể là dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
(ii) Dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác