Quyền cơ bản của thương nhân

10/12/2021
Quyền cơ bản của thương nhân
1155
Views

Hiện nay, song song với cuộc cách mạng 4.0 các vấn đề liên quan đến kinh tế cũng ngày càng được chú trọng. Nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập, việc kinh doanh ngày càng phổ biến. Từ đó góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Cùng với việc kinh doanh ngày càng phổ biến như vậy. Để đảm bảo được các quyền lợi gợp pháp của mình. Mỗi thương nhân cẩn tìm hiểu rõ về vấn đề này. Vì vậy hãy cũng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Quyền cơ bản của thương nhân” nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Bài viết sẽ đưa ra các vấn đề về quyền cơ bản của thương nhân. Từ đó giúp cho các thương nhân cũng như các có nhân có ý định kinh doanh có thể biết được chính xác quyền lợi hợp pháp của mình.

Thương nhân là gì?

Khái niệm thương nhân được quy định tại nhiều quy định của nhiều quốc gia.

Khái niệm thương nhân được pháp luật thương mại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận trong Luật Thương mại năm 1997. Theo quy định của khoản 6 Điều 5 Luật Thương mại năm 1997. Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng kí kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên.

Tương tự như vậy, khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 xác định. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp. Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.

Quyền cơ bản của thương nhân

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành. Thương nhân bao gồm hai quyền cơ bản là quyền tự do kinh doanh và quyền bình đẳng trong hoạt động thương mại của thương nhân.

Quyền tự do kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các quyền tự do của công dân. Tại Điều 33 Hiến pháp năm 2013 nước ta quy định. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Và điều này cũng được Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 7. Theo đó doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

Ngoài ta tại khoản 2 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định về quyền của thương nhân. Theo đó thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

Như vậy, quyền tự do kinh doanh của thương nhân được hiểu là thương nhân được thực hiện các hoạt động thương mại mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên việc này vẫn phải dựa trên khuôn khổ của pháp luật. Có nghĩa là ngoài việc chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm, khi thực hiện quyền tự do kinh doanh, thương nhân phải tuân thủ những điều kiện pháp luật quy định hoặc phải có một số nghĩa vụ tương ứng.

Nội dung của quyền tự do kinh doanh của thương nhân gồm

– Tự do thành lập doanh nghiệp; Tự do lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh;

– Tự do lựa chọn khách hàng và trực tiếp giao dịch với khách hàng;

– Tự do lựa chọn lao động theo nhu cầu kinh doanh;

– Tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp;

– Các quyền tự do khác mà pháp luật không cấm.

Quyền bình đẳng trong hoạt động thương mại của thương nhân

Quyền bình đẳng của thương nhân trong đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sự bình đẳng trước pháp luật giữa thương nhận với nhau trước hết thể hiện ngay trong việc đăng ký doanh nghiệp. Các thương nhân khi muốn thành lập đều phải theo những điều kiện chung. Cũng như các thủ tục pháp luật quy định về việc vấn đề này.

Đăng ký doanh nghiệp là quan hệ hành chính giữa cơ quan quản lý nhà nước với thương nhân. Vì vậy để có sự bình đẳng giữa các thương nhân. Cũng như đòi hỏi các quy định của Nhà nước về điều kiện kinh doanh, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp phải có căn cứ chính xác. Đồng thời đảm bảo tính nguyên tắc và có thể thống nhất thực thi. Cán bộ, công chức đại diện cho cơ quan nhà nước cần phải sử dụng quyền và trách nhiệm của mình một cách công bằng, bình đẳng và khách quan nhất.

Quyền bình đẳng giữa các thương nhân trong hoạt động kinh doanh

Quyền bình đẳng của thương nhân trong hoạt động thương mại là bình đẳng về nguồn lực, ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại, cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại, nghĩa vụ thuế trong thực tế, bồi thường thiệt hại và thực hiện các trách nhiệm xã hội.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất nhiên, các công ty phải liên kết với nhau. Tuy nhiên, những mối quan hệ này là tự nguyện. Hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp phải theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Trong quan hệ hợp đồng, không bên nào có quyền yêu cầu bên kia thực hiện các quyền và nghĩa vụ trái với mong muốn và lợi ích của mình. Trong trường hợp có tranh chấp, cả hai bên đều có thể trở thành nguyên đơn. Hoặc bị đơn trong vụ kiện.

Doanh nghiệp được hưởng quyền bình đẳng trước pháp luật, điều này cũng có nghĩa là mọi doanh nghiệp đều có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách quốc gia bằng việc nộp thuế. Hiện nay, nhà nước ta đang sử dụng thuế như một công cụ để điều tiết nền kinh tế. Khuyến khích phát triển một số ngành nghề nhất định. Đồng thời hạn chế sự phát triển của một số ngành nghề khác. Do đó, mức độ đóng góp khác nhau tùy theo lĩnh vực và quy mô kinh doanh.

Quyền bình đẳng của thương nhân trong việc giải thể, phá sản

Việc giải thể, phá sản doanh nghiệp là quyền bình đẳng của tất cả các doanh nghiệp. Không phân biệt hình thức sở hữu, tổ chức, mọi người đều có quyền yêu cầu toà án tuyên bố phá sản khi có đủ điều kiện. Hoặc đăng ký tự nguyện giải thể doanh nghiệp. Hoặc buộc phải giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

Do đó, mức độ đóng góp khác nhau tùy theo lĩnh vực và quy mô kinh doanh. Việc giải thể, phá sản doanh nghiệp là quyền bình đẳng của tất cả các doanh nghiệp. Không phân biệt hình thức sở hữu, tổ chức, mọi người đều có quyền yêu cầu toà án tuyên bố phá sản khi có đủ điều kiện. Hoặc đăng ký tự nguyện giải thể doanh nghiệp. Hoặc buộc phải giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

Xem thêm bài viết liên quan

Thủ tục thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Điều kiện để thương nhân tham gia kinh doanh dịch vụ Logistics.

Thông tin liên hệ Luật sư

Trên đây là các phân tích về vấn đề về “Quyền cơ bản của thương nhân”. Từ đó giúp cho các thương nhân cũng như các có nhân có ý định kinh doanh có thể biết được chính xác quyền lợi hợp pháp của mình.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Quyền bình đẳng của thương nhân trong việc giải thể, phá sản là gì?

Bình đẳng trong giải thể, phá sản doanh nghiệp là mọi doanh nghiệp. Không phân biệt sở hữu hay hình thức tổ chức đều có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản khi đủ điều kiện. Hay đăng kí giải thể doanh nghiệp một cách tự nguyện. Hoặc đều bị buộc phải thực hiện giải thể, phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Quyền tự do kinh doanh của thương nhân là gì?

Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các quyền tự do của công dân.
Theo đó quyền tự do kinh doanh của thương nhân được hiểu là thương nhân được thực hiện các hoạt động thương mại mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên ngoài việc chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm. Khi thực hiện quyền tự do kinh doanh, thương nhân phải tuân thủ những điều kiện pháp luật. Hoặc phải có một số nghĩa vụ tương ứng.

Quyền bình đẳng giữa các thương nhân trong hoạt động kinh doanh là gì?

Quyền bình đẳng giữa các thương nhân trong hoạt động kinh doanh là bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, trong ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại. Trong cạnh tranh và giải quyết các tranh chấp của doanh nghiệp. Trong thực hiện các nghĩa vụ thuế, đền bù thiệt hại và thực hiện trách nhiệm xã hội.
Các doanh nghiệp có quyền bình đẳng trước pháp luật còn có nghĩa là các doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời