Quỹ từ thiện không hoạt động trong thời gian bao lâu bị đình chỉ?

27/09/2022
Quỹ từ thiện không hoạt động trong thời gian bao lâu bị đình chỉ?
364
Views

Theo quy định pháp luật, quỹ từ thiện phải hoạt động liên tục và nếu không hoạt động trong một thời gian nhất định sẽ bị tuyên bố giải thể bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy thì quỹ từ thiện không hoạt động trong thời gian bao lâu bị đình chỉ? Luật sư 247 sẽ đề cập đến quy định về thời gian hoạt động của quỹ từ thiện trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Quỹ từ thiện không hoạt động trong thời gian bao lâu bị đình chỉ?

Căn cứ Điều 40 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về đình chỉ có thời hạn hoạt động của quỹ như sau:

1. Quỹ bị đình chỉ có thời hạn hoạt động 06 tháng khi vi phạm một trong những quy định sau:

a) Hoạt động sai mục đích, không đúng điều lệ của quỹ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng không tự giải quyết được; trong quá trình tổ chức, hoạt động có vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự;

b) Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, tài chính;

c) Sử dụng sai các khoản tài trợ có mục đích của các tổ chức, cá nhân tài trợ cho quỹ;

d) Tổ chức vận động tài trợ không đúng với mục đích được quy định trong điều lệ;

đ) Không hoạt động liên tục trong thời hạn 06 tháng;

e) Không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động và báo cáo tài chính hàng năm và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này có văn bản đôn đốc nhưng quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đôn đốc quỹ vẫn không khắc phục;

g) Không báo cáo việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc quỹ;

h) Vi phạm một trong các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, l khoản 2 Điều 8 và khoản 1 Điều 49 của Nghị định này.

2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận sai phạm tại quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này ra quyết định đình chỉ có thời hạn hoạt động của quỹ. Ngoài việc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, quỹ có thể bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại và những người có trách nhiệm quản lý quỹ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời hạn đình chỉ có thời hạn nếu quỹ khắc phục được sai phạm, quỹ lập 01 hồ sơ đề nghị được hoạt động trở lại gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét, quyết định; hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị được hoạt động trở lại của quỹ;

b) Báo cáo của Hội đồng quản lý quỹ và các tài liệu chứng minh quỹ đã khắc phục sai phạm.

4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này cho phép quỹ hoạt động trở lại, trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

5. Hết thời hạn tạm đình chỉ mà quỹ không khắc phục được vi phạm, thời hạn tạm đình chỉ hoạt động kéo dài thêm 01 tháng, quá thời hạn kéo dài thêm mà quỹ vẫn không khắc phục được sai phạm, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này quyết định giải thể quỹ.

6. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ quyết định xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

Quỹ từ thiện không hoạt động trong thời gian bao lâu bị đình chỉ?
Quỹ từ thiện không hoạt động trong thời gian bao lâu bị đình chỉ?

Tạm đình chỉ hoạt động quỹ từ thiện

Quỹ bị tạm đình chỉ hoạt động từ 03 (ba) đến 06 (sáu) tháng khi vi phạm một trong những quy định sau:

  • Hoạt động sai mục đích, không đúng điều lệ của quỹ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
  • Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, tài chính;
  • Sử dụng sai các khoản tài trợ có mục đích của các tổ chức, cá nhân tài trợ cho quỹ;
  • Tổ chức vận động tài trợ không đúng với mục đích được quy định trong điều lệ;
  • Không hoạt động liên tục trong thời hạn 06 (sáu) tháng;
  • Không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động và báo cáo tài chính hàng năm và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này có văn bản đôn đốc nhưng quá thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đôn đốc quỹ vẫn không khắc phục;
  • Không báo cáo việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc quỹ.

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận sai phạm tại quỹ theo quy định nêu trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động của quỹ. Ngoài việc bị tạm đình chì hoạt động, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, quỹ có thể bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại và những người có trách nhiệm quản lý quỹ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn tạm đình chỉ nếu quỹ khắc phục được sai phạm, quỹ lập 01 (một) hồ sơ đề nghị được hoạt động trở lại gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này xem xét, quyết định; hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị được hoạt động trở lại của quỹ;
  • Báo cáo của Hội đồng quản lý và các tài liệu chứng minh quỹ đã khắc phục sai phạm.

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép quỹ hoạt động trở lại, trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Hết thời hạn tạm đình chỉ mà quỹ không khắc phục được vi phạm, thời hạn tạm đình chỉ hoạt động kéo dài thêm 01 (một) tháng, quá thời hạn kéo dài thêm mà quỹ vẫn không khắc phục được sai phạm, cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể quỹ.

Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ quyết định xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

Quỹ từ thiện bị đình chỉ hoạt động có thể bị giải thể không?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 41 Nghị định 93/2019/NĐ-CP về giải thể quỹ như sau:

Quỹ bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

Không báo cáo về tổ chức, hoạt động và tài chính theo quy định hoặc không công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán quỹ và kết luận của kiểm toán (nếu có) trong 02 năm liên tục; có mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng, không tự giải quyết được, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cơ quan nhà nước;

Giả mạo về thông tin kế toán, số tài khoản đăng ký; không đạt mức giải ngân quy định tại Nghị định này;

Không tự giải thể theo những quy định tại khoản 2 Điều này;

Vi phạm một trong các quy định tại Điều 9 của Nghị định này;

Quá thời gian đình chỉ có thời hạn quỹ không khắc phục được vi phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định này.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Quỹ từ thiện không hoạt động trong thời gian bao lâu bị đình chỉ?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: kê khai thuế thu nhập cá nhân, mức đóng thuế thu nhập cá nhân, hồ sơ miễn giảm thuế thu nhập cá nhân,…Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Quỹ từ thiện bị giải thể trong các trường hợp nào?

Không báo cáo về tổ chức, hoạt động và tài chính trong 02 (hai) năm liên tục;
Giả mạo về thông tin kế toán, số tài khoản đăng ký; không đạt mức giải ngân quy định tại Nghị định này;
Không tự giải thể theo những quy định của pháp luật
Vi phạm một trong các quy định về các hành vi nghiêm cấm khi hoạt động quỹ.
Quá thời hạn tạm đình chỉ quỹ không khắc phục được vi phạm theo quy định tại Khoản 5 Điều 37 Nghị định này.

Trách nhiệm của cơ quan cho phép thành lập quỹ trong trường hợp quỹ tự giải thể hoặc bị giải thể?

Trường hợp quỹ tự giải thể: Sau 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính của quỹ khi quỹ tự giải thể mà không có đơn khiếu nại, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định xem xét, ra quyết định giải thể và thu hồi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ;
Trường hợp quỹ bị giải thể mà không đồng ý với quyết định giải thể, thì quỹ có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, quỹ không được hoạt động.
Quỹ chấm dứt hoạt động kể từ ngày quyết định giải thể quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.