Pháp nhân thương mại trốn thuế thì bị xử phạt như thế nào?

27/09/2022
Pháp nhân thương mại trốn thuế thì bị xử phạt như thế nào
359
Views

Nhằm xử phạt nghiêm minh các hành vi phạm tội về thuế, pháp luật đã có những chế tài nghiêm khắc để xử phạt hành vi này. Vậy theo quy định, Pháp nhân thương mại trốn thuế thì bị xử phạt như thế nào? Pháp nhân thương mại trốn thuế bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế là bao lâu? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Trốn thuế là gì?

Trốn thuế là việc thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để giảm số thuế phải nộp, ví dụ như bán hàng nhưng không xuất hóa đơn để giảm doanh thu hay tạo ra thông tin không có thật như mua hóa đơn để tăng chi phí được khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế giá trị gia tăng,…

Cấu thành của tội trốn thuế

Khách thể: Hành vi trốn thuế xâm phạm đến chế độ quản lý thuế của Nhà nước, cụ thể là hoạt động thu ngân sách nhà nước (dẫn đến thất thu ngân sách).

Chủ thể: Là bất kỳ cá nhân, pháp nhân thương mại đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để không phải nộp tiền thuế hoặc để nộp tiền thuế ít hơn mức thuế phải nộp.

Về định lượng số tiền trốn thuế phải từ một trăm triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc dưới 100 triệu nhưng thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội mà luật này quy định.

Mặt chủ quan: Người, pháp nhân phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

Pháp nhân thương mại trốn thuế thì bị xử phạt như thế nào
Pháp nhân thương mại trốn thuế thì bị xử phạt như thế nào

Pháp nhân thương mại trốn thuế bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Tại Khoản 1 Điều 200 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội trốn thuế như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;

b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

h) Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

Như vậy, theo quy định trên thì khi trốn thuế từ 100.000.000 trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính mà tiếp tục trốn thuế thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người có hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Pháp nhân thương mại trốn thuế thì bị xử phạt như thế nào?

Theo Khoản 5 Điều 200 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Do đó, khi pháp nhân thương mại có hành vi trốn thuế thì có thể bị xử phạt từ 300.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng. Ngoài ra còn có các hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực hoặc cấm huy động vốn.

Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế năm 2022

Theo Điều 200 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định các khung hình phạt của tội trốn thuế như sau:

+ Khung 1: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

+ Khung 2: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

+ Khung 3: Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

– Theo Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

+ 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng.

+ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng.

+ 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng.

+ 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

– Theo Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định phân loại tội phạm như sau:

+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.

+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, căn cứ quy định trên, thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế từ 05 năm đến 10 năm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Pháp nhân thương mại trốn thuế thì bị xử phạt như thế nào?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; hóa đơn điện tử tổng cục thuế; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chậm nộp hồ sơ khai thuế sau bao lâu thì bị xử phạt tội trốn thuế?

Theo quy định, hành vi nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế có thể bị coi là hành vi trốn thuế theo quy định pháp luật

Không có hóa đơn vận chuyển hàng có bị phạt tội trốn thuế không?

Theo quy định, hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Do đó, bên cạnh bị xử phạt hành chính về hóa đơn thì doanh nghiệp còn bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế.

Phạm tội trốn thuế bị phạt bao nhiêu năm tù?

Theo quy định, ztùy vào trừng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội trốn thuế, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.