Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

07/09/2022
Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
873
Views

“Xin chào luật sư. Tôi muốn hỏi về quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Các hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai bao gồm các hình thức nào? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai cũng đáp ứng đúng quy trình xử lý vi phạm hành chính thông thường và phải đảm bảo thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục sau:

Trước khi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản thực hiện công tác tuyên truyền, vận động để người vi phạm buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính. Hình thức thực hiện có thể được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính.

Bước 1: Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Bước 2: Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Nội dung xác minh đối với vi phạm trong đất đai: 

  • Có hay không có vi phạm hành chính;
  • Về nhân thân (ngày tháng năm sinh; số CMND/ hộ chiếu…);
  • Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
  • Xác minh về trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Bước 3: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét lại hồ sơ xử phạt để xác định về đối tượng, hành vi vi phạm, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thời hạn… khi có đủ đầy đủ căn cứ thì ký ban hành Quyết định.

Bước 4: Gửi, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Gửi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định (gửi thư bảo đảm hoặc gửi trực tiếp (phải lập biên bản có ký nhận giữa người giao quyết định và cá nhân/tổ chức bị xử phạt; trường hợp họ không nhận thì lập biên bản).

Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Các hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai

Khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính bao gồm các hình thức xử phạt như sau:

  • Các hình thức xử phạt chính bao gồm:
  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền.
  • Hình thức xử phạt bổ sung:
  • Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.

Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai

Khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này bao gồm:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định này;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này;
  • Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;
  • Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;
  • Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất;
  • Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại;
  • Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai;
  • Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định;
  • Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định;
  • Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm;
  • Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
  • Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại Điều 35 của Nghị định này;
  • Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;
  • Thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai đối với các trường hợp phải thu hồi đất quy định tại các Điều 15, 18, 19, 22, 26, 29, 30 và 32 của Nghị định này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giá chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai?

Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:
– Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định tại các Điều 38 và 39 của Nghị định này;
– Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và hoạt động dịch vụ về đất đai. 

Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai?

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 91/2019/NĐ-CP gồm các đối tượng dưới đây có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác:
– Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân);
– Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo (sau đây gọi chung là tổ chức).

Trường hợp có vi phạm trong giao dịch về quyền sử dụng đất thì có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?

Câu trả lời là có. Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP, bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Nghị định này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.