Sang tên xe không chính chủ 2022 như thế nào?

07/09/2022
Sang tên xe không chính chủ 2022 như thế nào?
452
Views

“Xin chào luật sư. Tôi có mua lại xe của một người quen nhưng chưa thực hiện thủ tục sang tên xe. Tôi nghe mọi người nói từ 2022 sẽ không được thực hiện sang tên xe nữa. Vậy theo quy định sang tên xe không chính chủ 2022 như thế nào? Trong trường hợp bình thường, cảnh sát giao thông có được quyền dừng xe rồi xử phạt người tham gia giao thông về lỗi “xe không chính chủ” không? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Sang tên xe không chính chủ 2022 như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên theo quy định tại Điều 19 Thông tư này đến hết ngày 31/12/2021.

Khoản 1 Điều 19 Thông tư 58/2020/TT-BCA, người đang sử dụng xe không chính chủ chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe thì có thể làm thủ tục sang tên, đổi chủ cho xe.

Như vậy, quy định trên nêu rõ sẽ không giải quyết tình trạng sang tên đối với xe không chính chủ sau ngày 31/12/2021. Vì vậy, xe không chính chủ sẽ không sang tên được như trước.

Từ ngày 01/01/2022, nếu xe không chính chủ vaxanx không thực hiện sang tên xe theo thời hạn nói trên thì dù có giấy đăng ký xe, biển số xe thì xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu sẽ không được giải quyết sang tên.

Sang tên xe không chính chủ 2022 như thế nào?
Sang tên xe không chính chủ 2022 như thế nào?

Đi xe không sang tên chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại khoản 4, khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, bãi bỏ bởi khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định hành vi không sang tên, đổi chu cho xe máy và xe ô tô chịu mức xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;
  • Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe hoặc các trường hợp khác theo quy định;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
  • Tẩy xóa hoặc sửa chữa hồ sơ đăng ký xe;
  • Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe; biển số xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định;
  • Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi xe đã được cải tạo hoặc khi thay đổi địa chỉ của chủ xe hoặc các trường hợp khác theo quy định;
  • Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
  • Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3, điểm m khoản 5 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3, điểm m khoản 5 Điều 23 Nghị định này;
  • Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
  • Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
  • Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;
  • Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe

Như vậy, đối với lỗi đi xe không chính chủ thì xe máy sẽ bị phạt 400.000 đến 600.000 đồng, mức phạt tiền sẽ tăng lên từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.

CSGT có được quyền dừng xe rồi xử phạt người tham gia giao thông về lỗi “xe không chính chủ” không?

Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định “xe không chính chủ”. Theo đó, việc xác minh về hành vi vi phạm lỗi xe không chính chủ chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

Như vậy, trong trường hợp bình thường, cảnh sát giao thông không được quyền dừng xe rồi xử phạt người tham gia giao thông về lỗi “xe không chính chủ”.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Sang tên xe không chính chủ 2022 như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Giấy phép sàn thương mại điện tử; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xe không chính chủ là gì?

Theo điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi “xe không chính chủ” là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

Hiện nay lỗi xe không chính chủ được áp dụng với ai?

Lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe ô tô hay thường được gọi là “lỗi không chính chủ” hiện nay chỉ áp dụng đối với người không làm thủ tục theo quy định để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Trường hợp nào CSGT được xử phạt lỗi xe không chính chủ?

Theo quy định tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP việc xác minh để phát hiện và xử phạt lỗi xe không chính chủ chỉ được thực hiện thông qua 01 trong các hình thức sau đây: Qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.