Hiện nay, với thời đại công nghệ thông tin phát triển dẫn đến tình trạng vi phạm kiểu dáng công nghiệp ngày càng nhiều. Hành vi nào được coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp? Quy trình xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 ) thì: Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó.
Kiểu dáng công nghiệp đem đến sự khác biệt cho từng dịch vụ, sản phẩm của mỗi nhà sản xuất. Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sản phẩm sẽ giúp chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp bảo vệ tài sản của mình trước hành vi sử dụng trái phép từ phía những người khác. Từ đó đem đến nhiều giá trị về kinh tế cho doanh nghiệp.
Để được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp, phải đáp ứng 3 điều kiện theo quy định tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
- Có tính mới;
- Có tính sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Vi phạm kiểu dáng công nghiệp là gì?
Luật Sở hữu trí tuệ quy định hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp tại Điều 126, theo đó, các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp gồm:
– Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
– Sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời.
– Trường hợp người nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp biết rằng kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.
– Trong trường hợp đã được thông báo như trên mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp thì khi Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền yêu cầu người đã sử dụng kiểu dáng công nghiệp phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
Hành vi nào được coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp?
Theo Luật sở hữu trí tuệ, các hành vi sau đây sẽ được coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp.
“Điều 126. Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.”
Ngoài ra, liên quan đến kiểu dáng công nghiệp, Điều 131, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 quy định cụ thể như sau:
“Điều 131. Quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
1. Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp biết rằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.
2. Trong trường hợp đã được thông báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.”
Như vậy, theo quy định pháp luật trên, có thể thấy, hành vi được gọi là xâm phạm kiểu dáng công nghiệp là hành vi:
+ Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu.
+ Sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời theo Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ.
Quy trình xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp hiện nay
Quy trình xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp sẽ được thực hiện theo các trình tự, thủ tục bước sau đây:
Thứ nhất: Điều tra xác minh và thu thập thông tin xâm phạm kiểu dáng
Bước này là bước quan trọng để xác định đối tượng xâm phạm kiểu dáng công nghiệp là đối tượng nào? Hình thức xâm phạm như thế nào? Địa chỉ bên xâm phạm ở đâu….vv từ đó sẽ có phương án xử lý hành vi xâm phạm tốt nhất.
Thứ hai: Giám định hành vi xâm phạm tại Viên khoa học sở hữu trí tuệ
Mục đích của việc giám định như sau:
+ Tra cứu, xác định chính xác đối tượng giám định, nội dung giám định
+ Để chắc chắn rằng kiểu dáng công nghiệp của bạn đã bị xâm phạm, đạo nhái thật sự bởi những người có chuyên môn. Từ đó có cơ sở chắc chắn để buộc tội người vi phạm và chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc
Thứ ba: Gửi thư khuyến cáo (cảnh báo) hành vi xâm đối với bên vi phạm
Sau khi đã có kết quả giám định từ Viện khoa học sở hữu trí tuệ và chắc chắn rằng kiểu dáng công nghiệp đã bị xâm phạm thì bước đầu tiên sẽ không yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết luôn mà sẽ gửi thư cảnh cáo tới người vi phạm với mục đích là thương lượng giữa hai bên.
Sở dĩ như vậy bởi vì thương lượng thường thường là lựa chọn tốt nhất khi có tranh chấp. Bên cạnh đó, nếu yêu cầu nhà nước có thẩm quyền giải quyết thì sẽ mất thời gian hơn.
Thứ tư: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm xâm phạm kiểu dáng
Khi không thể thương lượng được thì chúng ta có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của đơn vị vi phạm bằng biện pháp hành chính
Nghị định số 97/2010/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định chi tiết về đơn yêu cầu xử lý vi phạm, thẩm quyền xử lý vi phạm, và quy trình tiếp nhận và xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm
Có thể bạn quan tâm:
- Một số nội dung đáng chú ý về Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi
- Quy định về bảo vệ quyền tác giả theo luật sở hữu trí tuệ
- Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy trình xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Xin giấy phép bay Flycam ; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vi phạm kiểu dáng công nghiệp là hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể đối với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ không được phép của chủ sở hữu.
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ các cấp;
Cơ quan Quản lý thị trường các cấp;
Cơ quan Hải quan các cấp;
Cơ quan Công an các cấp;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc huyện.
Việc vi phạm kiểu dáng công nghiệp sẽ bị xử lý dưới các hình thức sau:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Các biện pháp khắc phục hậu quả khác như tịch thu tang vật, đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mức phạt cụ thể được quy định tại điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.