Quyền của người quản lý di sản thừa kế như thế nào?

22/09/2022
Quyền của người quản lý di sản thừa kế
305
Views

Thừa kế là việc người còn sống được thừa hưởng lại tài sản của người đã qua đời. Di sản thừa kế cần phải có người quản lý. Vậy quyền của người quản lý di sản thừa kế là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Người quản lý di sản thừa kế là ai?

Căn cứ Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015 thì người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định trên thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng

Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

  • Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
  • Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
  • Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Có được ủy quyền khai nhận di sản thừa kế không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, khai nhận di sản thừa kế là thủ tục do người thừa kế thực hiện nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết.

Theo khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014, có hai trường hợp được làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế là:

  • Người thừa kế duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật; hoặc
  • Những người thừa kế cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản thừa kế mà lập văn bản khai nhận một khối di sản thống nhất.

Theo đó, hiện nay pháp luật không cấm việc ủy quyền khai nhận di sản thừa kế. Do đó, khi người thừa kế thuộc một trong hai trường hợp làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì có quyền ủy quyền cho người khác thực hiện khai nhận di sản thừa kế. Trong trường hợp ủy quyền khai nhận di sản thừa kế, khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì bắt buộc phải có văn bản ủy quyền khai nhận di sản thừa kế (hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế).

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế

Căn cứ theo Điều 40, 41, 55 Luật Công chứng 2014 quy định thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế, cụ thể như sau:

Thành phần hồ sơ:

  • Hồ sơ công chứng hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế gồm các loại giấy tờ sau:
  • Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng;
  • Dự thảo Hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
  • Bản chính Giấy tờ tùy thân của các bên trong hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
  • Sổ hộ khẩu của các bên;
  • Bản chính giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của các bên trong hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế: Giấy đăng ký kết hôn, Giấy xác nhận tình trạng độc thân,…;
  • Bản chính Giấy chứng tử hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố người để lại di sản đã chết;
  • Bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản của người để lại di sản;
  • Bản chính Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế (người ủy quyền): Giấy đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh,…

Các bước thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ:

Người yêu cầu nộp 01 bộ hồ sơ nêu trên trực tiếp tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng).

Người yêu cầu có thể yêu cầu thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế tại nhà hoặc nơi khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng nếu thuộc trường hợp là người già yếu, không thể đi lại được,…

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

Công chứng viên tiếp nhận kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ.

Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định pháp luật thì công chứng viên tiến hành thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, không đúng quy định pháp luật thì công chứng viên đề nghị các bên làm rõ; trường hợp không làm rõ được thì công chứng viên từ chối công chứng.

Bước 3: Thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế:

Trường hợp các bên có dự thảo hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế: Công chứng viên kiểm tra dự thảo; nếu dự thảo có nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội thì các bên sửa chữa theo yêu cầu của công chứng viên. Nếu không sửa chữa thì công chứng viên từ chối công chứng.

Trường hợp các bên không có dự thảo hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế: Công chứng viên soạn thảo hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế theo yêu cầu các bên nếu nội dung hợp đồng không vi phạm quy định pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

Các bên tự đọc lại dự thảo hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế. Các bên đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế thì ký tên vào từng trang của hợp đồng.

Công chứng viên ghi lời chứng, ký tên và đóng dấu tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 4: Trả kết quả:

Công chứng viên thu phí, thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có) và trả hồ sơ cho người yêu cầu.

Thời hạn công chứng: không quá 02 ngày làm việc; nếu hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Quyền của người quản lý di sản thừa kế
Quyền của người quản lý di sản thừa kế

Quyền của người quản lý di sản thừa kế là gì?

Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật Dân sự 2015 có quyền sau đây:

  • Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;
  • Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
  • Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật Dân sự 2015 có quyền sau đây:

  • Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
  • Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
  • Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.

Nghĩa vụ của người quản lý di sản

Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật Dân sự 2015 có nghĩa vụ sau đây:

  • Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
  • Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
  • Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
  • Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật dân sự 2015 có nghĩa vụ sau đây:

  • Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;
  • Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
  • Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
  • Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn “Quyền của người quản lý di sản thừa kế″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như văn phòng dịch vụ thám tử, đăng ký làm lại giấy khai sinh, văn phòng dịch vụ thám tử, công chứng di chúc tại nhà, phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép sàn thương mại điện tử,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định về di sản thừa kế như thế nào?

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó

Di sản không có người thừa kế xử lý ra sao?

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Những người nào không được quyền hưởng di sản thừa kế?

Căn cứ Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người không được quyền hưởng di sản như sau:
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Như vậy, nếu người thừa kế thuộc vào một trong số các trường hợp theo quy định như trên thì sẽ không được hưởng di sản thừa kế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.