Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền quản lý di sản thừa kế

21/09/2022
Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền quản lý di sản thừa kế năm 2022
372
Views

Sau khi người chết để lại di sản, người thừa kế di sản đó sẽ thực hiện một trong hai thủ tục đó là khai nhận di sản thừa kế hoặc thỏa thuận phân chia di sản. Vậy có thể ủy quyền cho người khác quản lý di sản thừa kế hay không? Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền quản lý di sản thừa kế như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Có được ủy quyền khai nhận di sản thừa kế không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, khai nhận di sản thừa kế là thủ tục do người thừa kế thực hiện nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết.

Theo khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014, có hai trường hợp được làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế là:

  • Người thừa kế duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật; hoặc
  • Những người thừa kế cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản thừa kế mà lập văn bản khai nhận một khối di sản thống nhất.

Theo đó, hiện nay pháp luật không cấm việc ủy quyền khai nhận di sản thừa kế. Do đó, khi người thừa kế thuộc một trong hai trường hợp làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì có quyền ủy quyền cho người khác thực hiện khai nhận di sản thừa kế. Trong trường hợp ủy quyền khai nhận di sản thừa kế, khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì bắt buộc phải có văn bản ủy quyền khai nhận di sản thừa kế (hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế).

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền quản lý di sản thừa kế
Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền quản lý di sản thừa kế

Hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế có bắt buộc công chứng không?

Theo pháp luật Dân sự, hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế là văn bản thỏa thuận giữa người ủy quyền (người thừa kế) với người được ủy quyền để người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế là văn bản đặc biệt quan trọng và là căn cứ để xác lập thỏa thuận giữa người ủy quyền và người được ủy quyền trong việc tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

Pháp luật không bắt buộc hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế phải công chứng. Tuy nhiên, thủ tục khai nhận di sản thừa kế là thủ tục quan trọng và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người thừa kế nên người ủy quyền (người thừa kế) và người được ủy quyền nên thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế để tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra sau này.

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế

Căn cứ theo Điều 40, 41, 55 Luật Công chứng 2014 quy định thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế, cụ thể như sau:

Thành phần hồ sơ:

  • Hồ sơ công chứng hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế gồm các loại giấy tờ sau:
  • Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng;
  • Dự thảo Hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
  • Bản chính Giấy tờ tùy thân của các bên trong hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
  • Sổ hộ khẩu của các bên;
  • Bản chính giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của các bên trong hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế: Giấy đăng ký kết hôn, Giấy xác nhận tình trạng độc thân,…;
  • Bản chính Giấy chứng tử hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố người để lại di sản đã chết;
  • Bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản của người để lại di sản;
  • Bản chính Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế (người ủy quyền): Giấy đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh,…

Các bước thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ:

Người yêu cầu nộp 01 bộ hồ sơ nêu trên trực tiếp tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng).

Người yêu cầu có thể yêu cầu thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế tại nhà hoặc nơi khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng nếu thuộc trường hợp là người già yếu, không thể đi lại được,…

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

Công chứng viên tiếp nhận kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ.

Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định pháp luật thì công chứng viên tiến hành thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, không đúng quy định pháp luật thì công chứng viên đề nghị các bên làm rõ; trường hợp không làm rõ được thì công chứng viên từ chối công chứng.

Bước 3: Thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế:

Trường hợp các bên có dự thảo hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế: Công chứng viên kiểm tra dự thảo; nếu dự thảo có nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội thì các bên sửa chữa theo yêu cầu của công chứng viên. Nếu không sửa chữa thì công chứng viên từ chối công chứng.

Trường hợp các bên không có dự thảo hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế: Công chứng viên soạn thảo hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế theo yêu cầu các bên nếu nội dung hợp đồng không vi phạm quy định pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

Các bên tự đọc lại dự thảo hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế. Các bên đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế thì ký tên vào từng trang của hợp đồng.

Công chứng viên ghi lời chứng, ký tên và đóng dấu tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 4: Trả kết quả:

Công chứng viên thu phí, thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có) và trả hồ sơ cho người yêu cầu.

Thời hạn công chứng: không quá 02 ngày làm việc; nếu hợp đồng ủy quyền khai nhận di sản thừa kế có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền quản lý di sản thừa kế ”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội hay tìm hiểu về thủ tục làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định về di sản thừa kế như thế nào?

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó

Khai nhận di sản thừa kế theo quy định như thế nào?

Cũng giống thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản với di sản do người chết để lại cho người được hưởng theo quy định của pháp luật.

Pháp luật quy định người quản lý di sản thừa kế ra sao?

Người quản lí di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.
Khi lập di chúc người có tài sản có quyền chỉ định người quản lí di sản, phân chia di sản. Việc chia di sản thừa kế thường được tiến hành sau một thời gian kể từ ngày người để lại di sản chết. Vì vậy, việc có người quản lí di sản để hạn chế tài sản bị mất mát, hư hỏng là cần thiết. Trong trường hợp người có tài sản không lập di chúc hoặc có lập di chúc nhưng không chỉ định người quản lí di sản thì những người thừa kế cử ra người để quản lí di sản thừa kế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.