Tôi năm nay 27 tuổi sinh sống và làm việc ở Sài Gòn đến nay cũng được gần 10 năm. Vì hoàn cảnh gia đình nên tôi phải đi làm từ khá sớm, đến nay thì tôi cũng có chút vốn nên muốn tự mở cho mình một cửa hàng bán áo quần, áo quần trong nước thì giá cả cũng khá cao nên tôi muốn mở rộng kinh doanh thêm mua bán hàng hóa quốc tế để được phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên thì tôi không biết việc mua bán hàng hóa quốc tế theo quy trình như thế nào? Nên rất mong nhận được câu trả lời từ mọi người. Để giải đáp cho thắc mắc trên của bạn, mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề này qua bài viết “Quy trình mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Tại Điều 27 Luật Thương mại 2005 có quy định về việc mua bán hàng hóa quốc tế như sau:
Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động mua bán của thương nhân được thực hiện dưới các hình thức: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy, Luật Thương mại 2005 không quy định cụ thể như thế nào là mua bán hàng hóa quốc tế mà định nghĩa qua hình thức của mua bán hàng hóa quốc tế: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
Các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
1.Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
2.Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
3.Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.”
Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017 định nghĩa về khu vực hải quan riêng như sau: “4. Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu”.
Như vậy, xuất/nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra/đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Tạm nhập, tái xuất
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa được quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
1.Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.”
Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc và ngành nghề đăng ký kinh doanh. Còn đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Tạm xuất, tái nhập
Tại Khoản 2 Điều 29 Luật Thương mại 2005 quy định về tạm xuất, tái nhập hàng hóa như sau:
“Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
2.Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.”
Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để sản xuất, thi công, cho thuê, cho mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo các quy định của pháp luật. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm thương mại. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
Chuyển khẩu hàng hóa
Chuyển khẩu hàng hóa được quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Điều 30. Chuyển khẩu hàng hoá
1.Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.”
Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:
-Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;
-Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
-Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Quy trình mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào?
Một quy trình mua hàng quốc tế bao gồm các bước sau: Xác định nhà cung cấp; Đánh giá năng lực nhà cung cấp. Truy cập Trang web & Đánh giả của Nhà cung cấp; Gửi mẫu. Đảm phán thương mại; Mua bán thử nghiệm
Xác định nhà cung cấp
Quy trình đầu tiên trong việc mua bán hàng hóa quốc tế là việc thu thập thông tin của thị trường và xác định các Nhà cung cấp có thể có sẵn tại địa phương hoặc ở nước ngoài.
Trong việc tìm kiếm nhà cung cấp ở nước ngoài, các thương nhân cần phân vùng nơi sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vật tư của công ty, nơi có lợi thế về giá, nhân công và cả vị trí địa lý là một bước đệm trong việc phục vụ cho quy trình mua bán hàng hóa quốc tế. Ngoài ra bạn cũng có thể lấy thông tin từ các tạp chí thương mại, các trang thương mại điện tử như ebay, amazon alibaba,.. hoặc lấy thông tin từ các cuộc triển lãm thương mại cũng như thông tin từ các cuộc thi. Khuyến khích các doanh nghiệp nên kết nối lại với những cung ứng cũ để thuận tiện hơn trong việc cung cấp hàng hóa.
Sau khi đã tìm kiếm được được những nhà cung cấp tiêm nam, các doanh nghiệp phải đánh giá tiêu chí của những nhà cung cấp ây để ăn kiêm phá cung cấp tốt nhất cho công ty. Dựa vào việc:
– Xử lý phân tích, đánh giá ưu chuộc đềm của từng nhà cung cấp
• So sánh với tiêu chuẩn đặt ra trên cơ sở đó lập danh sách những nhà cung cấp đạt yêu cầu
• Đến thăm các nhà cung cấp, thẩm định lại những thông tin thu thập được.
Đánh giá năng lực nhà cung cấp
Ở giai đoạn đầu, thông tin chi tiết về Khả năng tổ chức, quản lý, kỹ thuật và sản xuất của nhà cùng cấp, chi tiết về chất lượng và lịch sử quan hệ và hiệu suất kinh doanh vì được tìm kiếm dưới dạng Thuyết trình và tài liệu.
Truy cập trang web và đánh giá của Nhà cung cấp
Sau khi Nhà cung cấp gửi hoặc trình bày các thông tin tiếp thì cũng như các thông tin cần thiết khác khác. Tiếp đó, người mua hàng và các thành viên trong nhóm (liên quan đến kỹ thuật, chất lượng và tiếp thị sẽ phải thực hiện bước thăm dò website của Nhà cung cấp để đánh giá nhà cung cấp về khả năng và thu thập được thông tin trực tiếp. Các công ty bán lẻ đa quốc gia thưởng tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt về hành vi đạo đức và quản lý nguồn nhân lực, bao gồm an toàn và sức khỏe. Đặc biệt với những quy tắc nghiêm ngặt này thì khuyến khích các Nhà cung cấp cũng phải tuân theo.
Các chuyến thăm trang web giúp Công ty đánh giá không chỉ khả năng kỹ thuật và sản xuất của Nhà cung cấp mà còn hiểu được văn hóa quản lý và làm việc cũng như tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, chính sách pháp luật và nhân sự
Gửi mẫu
Sau bước truy cập trang web và danh giá nhà cung cấp thị bước tiếp theo trong quy trình thua bán
hàng hóa quốc tế sẽ là củi mẫu. Các hầu hàng sẽ được nhà cung cấp nơi đến người mua qua tiếp
xúc và trao đổi.
Một số lưu ý về mẫu hàng như sau:
Mẫu hàng (sample) là một đơn vị hàng hóa lấy ra từ lô hàng giao dịch, đại diện cho lô hàng về mặt phẩm chất. Phương pháp xác định phẩm chất theo mẫu hàng thường được áp dụng cho những mặt hàng có quy cách phẩm chất ít bị biến động bởi môi trường, khó tiêu chuẩn hóa, khó mô tải như: đồ may mặc, các loại hạt, quăng..
Trong mua bán hàng hóa quốc tế, mẫu hàng thường do người bán cung cấp, chi phí về mẫu thưởng tính vào giá hàng. Theo hợp đồng, mẫu hàng sau khi đã được lựa chọn và thống nhất sẽ được đóng gói cẩn thận, bên ngoài được hai bên ký tên, đóng dấu, khi đó mẫu được làm thành 3 mẫu nhỏ, người bán giữ một mẫu, một mẫu do người mua giữ, mẫu con lại do bên thứ ba giữ để làm cơ sở giải quyết tranh chấp xảy ra sau này.
Khi đã đạt được những yêu cầu về mẫu hàng, chúng ta sẽ có 03 cách quy định trong hợp đồng ngoại thương:
• Hàng có phẩm chất như màu đã thỏa thuận
• Hàng có phẩm chất tương tự như mẫu Hàng có phẩm chất giống hết miêu
Mỗi cách quy định phẩm chất đều có thể giống hoàn toàn hay có độ xe dịch khác nhau
Đàm phán thương mại
Sau khi các mẫu hàng đã được giao và nhận được sự chấp thuận của người mua về hàng hóa, quy cách, chất lượng…. Bên bán và bên mua sẽ đi đến quá trình đàm phán; sau khi nhận được sự đồng nhất giữa các bên thì sẽ đi đến ký kết hợp đồng. Thông thường, bên bán hàng sẽ cung cấp tài liệu thỏa thuận của bên mua kèm theo Điều khoản chi tiết của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Số lượng đặt hàng, Kỳ vong giao hàng. Chế độ giao hàng, Giá cả, Điều khoản thanh toán và Quý trình chấp nhận giao hàng, chu kỳ thời gian để thanh toán, phương thức thanh toán, điều đó sẽ bao gồm các thỏa thuận thương mại bao gồm số lượng đặt hàng trong một khoảng thời gian hoặc mùa nhất định, các khoản tăng – giảm giá, tạm ứng
Mua bán thử nghiệm
Khi chấp nhận các điều khoản thương mại giữa. Người mua và người bán. Người bán hàng phát hành Đơn đặt hàng trong thời gian dùng thử hoặc số lượng vật từ cùng thư tạo cơ hội cho cả hai bên trải nghiệm giao dịch với nhau và hiểu thêm các yêu cầu của thau. Hoàn thành thành công các đơn đặt hàng dùng thử dẫn đến việc Người mua ban hành thỏa thuận mua (Bao gồm khoảng thời gian cụ thể theo các điều khoản và điều kiện được quy định theo thỏa thuận
Quá trình này sẽ dẫn đến quyết định có nên tiếp tục hợp tác lâu dài giữa người mua và người bán hay không. Hay sẽ bắt đầu lại từ đầu.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật mua bán đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy trình mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về dịch vụ thám tử theo dõi chồng ngoại tình cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích đất thổ cư tối thiểu là bao nhiêu?
- Không đứng tên sổ đỏ có vay ngân hàng được không?
- Quyền của đương sự trong tố tụng dân sự quy định như thế nào?
- Mức phụ cấp ưu đãi nghề giáo viên THPT
Câu hỏi thường gặp
Thứ nhất, nhân viên phụ trách mua hàng cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, độ uy tín, tin cậy của doanh nghiệp.
Thứ hai, cần chủ động khi đàm phán hợp đồng ngoại thương, thương thảo kỹ quy định trong hợp đồng để hạn chế những rủi ro cho doanh nghiệp.
Thứ ba, Cần theo dõi sát sao quy trình vận chuyển, làm thủ tục hải quan cho lô hàng, để ngay khi xảy ra các vấn đề phát sinh có thể xử lý sớm, tránh để xảy ra tình trạng lưu kho lưu bãi gây mất chi phí và ảnh hưởng đến chất lượng hàng, đến tiến độ nhận hàng.
Dưới đây là một số website uy tín để doanh nghiệp có thể tìm kiếm được nhà cung cấp (trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu một số website lớn & uy tín nhất như:
Amazon
Ebay
Walmart
Alibaba
1/ Lập kế hoạch mua hàng
2/ Xác định các tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng, mẫu mã, chủng loại, giá cả,..
3/ Nghiên cứu và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp
4/ Đàm phán, thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương
5/ Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
6/ Quản lý hợp đồng cung cấp – theo dõi đơn hàng
7/ Kiểm soát hàng tồn kho
8/ Thanh toán và các công việc khác như khiếu nại, giải quyết tranh chấp