Mẫu đơn xin rút đơn thuận tình ly hôn mới 2023

18/04/2023
Mẫu đơn xin rút đơn thuận tình ly hôn như thế nào?
185
Views

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Bùi Minh Ngọc, chuyện là tôi và chồng sau hơn 15 năm sinh sống xảy ra nhiều mẫu thuẫn không thể giải quyết được nên chúng tôi quyết định ra tòa ly hôn. Tuy nhiên sau khi đệ đơn lên tòa thì chúng tôi đã bàn bạc lại mọi chuyện và cuối cùng đâu lại vào đấy. Giờ đây tôi muốn rút đơn ly hôn nhưng không rõ cần phải viết đơn xin rút đơn thuận tình ly hôn sao cho đúng quy định. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi mẫu đơn xin rút đơn thuận tình ly hôn như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Để giải đáp vấn đề “Mẫu đơn xin rút đơn thuận tình ly hôn như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
  • Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Thuận tình ly hôn là gì?

Thuận tình ly hôn là việc ly hôn khi có sự đồng ý, thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Trong đó, định nghĩa ly hôn được nêu tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”

Như vậy, căn cứ định nghĩa này, có thể thấy:

– Nếu chỉ vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương);

– Nếu cả hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục thuận tình ly hôn.

Đồng thời, Điều 55 Luật Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về điều kiện để Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn của hai vợ chồng, cụ thể:

– Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn một cách tự nguyện;

– Hai bên đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng con… trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con;

– Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Thủ tục thuận tình ly hôn theo quy định gồm những gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đang có hiệu lực, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn được xác định là việc dân sự. Do đó, để được Tòa án giải quyết thủ tục ly hôn thuận tình thì hai vợ chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ như sau:

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không giữ hoặc không còn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn trước đó để cấp bản sao;

– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực). Nếu không có thì thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác;

– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực) nếu có yêu cầu công nhận thỏa thuận của vợ chồng về việc phân chia tài sản chung vợ chồng.

Đặc biệt, một trong những giấy tờ quan trọng là Đơn xin ly hôn thuận tình. Lưu ý, khi viết đơn xin ly hôn thuận tình, cả hai vợ chồng đều phải ký vào đơn.

Mẫu đơn xin rút đơn thuận tình ly hôn như thế nào?
Mẫu đơn xin rút đơn thuận tình ly hôn như thế nào?

Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn?

Bởi việc ly hôn thuận tình do hai vợ chồng cùng đồng ý và thỏa thuận với nhau. Do đó, về nơi nộp hồ sơ hai bên cũng có thể thương lượng và thỏa thuận.

Đồng thời, tại điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được quy định như sau:

Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

Do đó, khi thực hiện thủ tục này, hai người có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục. Và Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Lưu ý: Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện.

Mẫu đơn xin rút đơn thuận tình ly hôn như thế nào?

Mời bạn tham khảo mẫu đơn xin rút đơn thuận tình ly hôn của Luật sư X dưới đây:

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin rút đơn thuận tình ly hôn:

(1) Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào.

Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội;

Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó.

Ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam.

(2) Ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh và số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của vợ, chồng.

Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày…….. và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.

(3) Ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của vợ, chồng tại thời điểm rút đơn yêu cầu.

Ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;

(4) Ghi cụ thể lý do xin rút đơn yêu cầu.

Ví dụ: Hiện nay, sau khi hòa giải chúng tôi đã nhìn nhận lại bản thân và cảm thấy chúng tôi vẫn còn tình cảm với nhau. Do đó, cuộc hôn nhân này chúng tôi vẫn muốn tiếp tục duy trì.

(5) Trường hợp người rút đơn yêu cầu rút một phần yêu cầu thì ghi rõ nội dung phần yêu cầu rút đơn.

(6) Phần này phải ghi rõ họ, tên của vợ, chồng vào cuối đơn kèm chữ ký, điểm chỉ.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ thuận tình ly hôn tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin rút đơn thuận tình ly hôn như thế nào?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như soạn thảo tờ đăng ký lại khai sinh,… cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí phải nộp để giải quyết thuận tình ly hôn là bao nhiêu?

Tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, án phí, lệ phí thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình được chia thành có giá ngạch và không có giá ngạch. Theo đó, với thủ tục thuận tình ly hôn, án phí được quy định như sau:
– Không có giá ngạch: 300.000 đồng;
– Có giá ngạch: Căn cứ vào giá trị tài sản thì thấp nhất là 300.000 đồng và cao nhất là 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng nếu giá trị tài sản từ 04 tỷ đồng trở lên.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự, nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm. Do đó, khi hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì mỗi người phải chịu ½ mức án phí sơ thẩm trừ trường hợp hai người có thỏa thuận khác.

Ai là người được rút đơn thuận tình ly hôn?

Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu nếu người yêu cầu rút đơn. Do đó, trong trường hợp thuận tình ly hôn, khi rút đơn cũng phải cần hai vợ chồng cùng yêu cầu.

Ly hôn bao lâu thì có quyết định ly hôn?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà vợ, chồng không thay đổi ý kiến về việc ly hôn thuận tình thì hết 07 ngày, Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của vợ, chồng.
Thẩm phán có thẩm quyền ra quyết định trong trường hợp này là người chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho vợ, chồng và Viện kiểm sát cùng cấp.
Đặc biệt, khoản 1 Điều 213 Bộ luật Tố tụng dân sự khẳng định: “1. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.”
Theo quy định này, ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị thì Quyết định ly hôn thuận tình sẽ có hiệu lực pháp luật ngay.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.