Quy trình đối thoại tại nơi làm việc năm 2023 như thế nào?

30/05/2023
Quy trình đối thoại tại nơi làm việc năm 2023 như thế nào?
677
Views

Việc thực hiện đối thoại tại nơi làm việc là hoạt động bắt buộc cần phải thực hiện giữa bên người sử dụng lao động và người lao động, hoạt động đối thoại này có ý nghĩa sẽ hiểu được “tâm tư, nguyện vọng” của người lao động, từ đó giúp mối quan hệ lao động diễn ra tốt hơn. Hiện nay, việc đối thoại sẽ diễn ra với các hình thức khác nhau, trong đó có hoạt động đối thoại định kỳ là hình thức phổ biến nhất, có ý nghĩa và quy trình tổ chức khác. Vậy pháp luật quy định về quy trình đối thoại tại nơi làm việc năm 2023 như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung sau:

Căn cứ pháp lý

Tại sao phải đối thoại?

Theo nội dung Khoản 1 Điều 63 Bộ Luật lao động 2019, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc là để chia sẻ, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, từ đó xây dựng quan hệ lao động hợp tình hợp lý giữa công ty và người lao động thông qua việc chia sẻ thông tin, trao đổi ý kiến.

Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và công ty hoặc giữa công đoàn với công ty, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở dựa trên nguyên tắc nêu tại Điều 42 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:

  • Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch;
  • Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công ty và người lao động;
  • Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Các trường hợp phải tổ chức đối thoại?

Đối thoại tại nơi làm việc là một hình thức đối thoại xã hội tại cấp doanh nghiệp; được thực hiện bởi hai chủ thể chính của quan hệ lao động là người lao động (hoặc đại diện tập thể lao động) và ngươi sử dụng lao động. Mục tiêu hướng đến của đối thoại tại nơi làm việc là xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, chi tiết các trường hợp phải tổ chức đối thoại như sau:

Theo Khoản 2 Điều 63 Bộ Luật lao động 2019, doanh nghiệp phải tổ chức đối thoại trong các trường hợp sau:

– Đối thoại định kỳ ít nhất 01 năm một lần;

– Đối thoại theo yêu cầu của một hoặc các bên;

– Đối thoại khi có những vụ việc sau xảy ra tại nơi làm việc:

  • Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
  • Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động (nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc…);
  • Xây dựng phương án sử dụng lao động;
  • Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động;
  • Vấn đề thưởng cho người lao động, quy chế thưởng;
  • Các vấn đề liên quan đến nội quy lao động;
  • Tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp.
Quy trình đối thoại tại nơi làm việc năm 2023 như thế nào?

Quy trình đối thoại tại nơi làm việc năm 2023 như thế nào?

Đối thoại tại nơi làm việc là một biện pháp quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc. Doanh nghiệp phải ban hành Quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn và phổ biến công khai đến từng người lao động trong công ty để thống nhất thực hiện các công việc đối thoại.

Theo nội dung Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có thể khẳng định, quy trình đối thoại định kỳ được thực hiện thông qua 03 bước như sau:

Bước 1. Chuẩn bị đối thoại

Chuẩn bị nội dung, thời gian, địa điểm và thành phần tham gia đối thoại:

– Sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc lần đối thoại trước liền kề, công ty và Chủ tịch công đoàn cơ sở/người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở tổng hợp nội dung và gửi nội dung yêu cầu đối thoại cho bên đối thoại;

– Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, công ty và Chủ tịch công đoàn cơ sở/người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở thống nhất nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc;

– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày hai bên thống nhất nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, công ty ra Quyết định tổ chức cuộc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

Quyết định phải được gửi đến Chủ tịch công đoàn cơ sở/người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở và các thành viên tham gia đối thoại ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức đối thoại;

– Công ty và Chủ tịch công đoàn cơ sở/người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở phân công các thành viên tham gia đối thoại của mỗi bên chuẩn bị nội dung, số liệu, tài liệu liên quan cho đối thoại.

Bước 2. Tổ chức đối thoại

– Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được tổ chức tại địa điểm và thời gian đã thống nhất.

Trường hợp công ty thay đổi địa điểm, thời gian đối thoại thì phải thông báo cho Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở và các thành viên nhóm đối thoại định kỳ tại nơi làm việc biết trước ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày tổ chức đối thoại ghi trong quyết định tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc;

– Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc chỉ được tiến hành khi thỏa mãn số lượng người tham dự tối thiểu với mỗi bên, cụ thể:

Người lao độngCông ty
Quy môSố người
tham dự
Dưới 50 người lao độngTừ 03 ngườiTừ 03 người trở lên*Lưu ý: Người đại diện
theo pháp luật của công ty
bắt buộc phải tham dự
Từ 50 – dưới 150 người lao độngTừ 04 – 08 người
Từ 150 – dưới 300 người lao độngTừ 09 – 13 người
Từ 300 – dưới 500 người lao động;Từ 14 – 18 người
Từ 500 – dưới 1.000 người lao độngTừ 19 – 23 người
Từ 1.000 người lao động trở lênTừ 24 người trở lên

– Trong quá trình đối thoại, những người tham gia có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu, tư liệu, trao đổi, thảo luận dân chủ các nội dung đối thoại.

Bước 3. Kết thúc đối thoại

–  Công ty và Chủ tịch công đoàn cơ sở/người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở lập Biên bản đối thoại tại nơi làm việc.

Biên bản bao gồm những nội dung sau đây:

  • Những nội dung đã thống nhất và các biện pháp tổ chức thực hiện;
  • Những nội dung chưa thống nhất và thời gian tiến hành đối thoại những nội dung chưa thống nhất hoặc mỗi bên tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Đại diện của hai bên ký tên, đóng dấu xác nhận nội dung biên bản.

Biên bản cuộc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được lập thành 03 bản và có giá trị như nhau, mỗi bên tham gia đối thoại giữ một bản và một bản lưu tại doanh nghiệp;

– Công ty có trách nhiệm niêm yết công khai biên bản cuộc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc tại doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất và đăng tải trên hệ thống truyền thanh, thông tin nội bộ hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Quy trình đối thoại tại nơi làm việc năm 2023 như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang đất thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Nội dung thảo thuận trong buổi đối thoại gồm những gì?

Căn cứ Điều 64 Bộ Luật lao động 2019, trong buổi đối thoại, doanh nghiệp và người lao động trao đổi về những nội dung sau:
– Vụ việc xảy ra tại nơi làm việc bắt buộc phải đối thoại (Đã nêu tại Mục 2).
– Ngoài ra, các bên lựa chọn một (một số) nội dung sau để đối thoại:
Tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty;
Việc thực hiện hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế cùng các cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
Điều kiện làm việc;
Yêu cầu của người lao động, của công đoàn đối với công ty;
Yêu cầu của công ty đối với người lao động, công đoàn;
Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi nào?

Theo khoản 4 Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi  tổ chức đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi bên người sử dụng lao động có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và bên người lao động có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.

Số lượng, thành phần tham gia đối thoại bên người sử dụng lao động như thế nào?

Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, người sử dụng lao động quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.