Quy trình chốt sổ bảo hiểm cho người đang nghỉ thai sản thế nào?

10/08/2023
Chốt sổ bảo hiểm cho người đang nghỉ thai sản
584
Views

Sổ bảo hiểm xã hội là giấy tờ ghi nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động tại đơn vị công tác. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để người lao động được hưởng các chế độ, quyền lợi mà pháp luật lao động quy định chẳng hạn như chế độ ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, chế độ thai sản,… Nhiều độc giả thắc măc không biết quy trình chốt sổ bảo hiểm cho người đang nghỉ thai sản như thế nào? Đang hưởng thai sản mà nghỉ việc có ảnh hưởng quyền lợi bảo hiểm? Công ty không chốt sổ để người lao động hưởng chế độ thai sản phải làm thế nào? Theo dõi nội dung tư vấn của Luật sư 247 trong bài viết sau đây để được giải đáp nhé.

Căn cứ pháp lý

Đang hưởng thai sản mà nghỉ việc có ảnh hưởng quyền lợi bảo hiểm?

Trong quá trình làm việc công tác tại doanh nghiệp, nhiều lao động nữ mang thai đang được hưởng chế độ thai sản nhưng do sức khỏe yếu không thể tiếp tục công việc nên muốn nghỉ việc luôn để dưỡng thai. Khi đó, không ít người băn khoăn về quyền lợi bảo hiểm của mình tại công ty. Liệu khi đang hưởng thai sản mà nghỉ việc có ảnh hưởng quyền lợi bảo hiểm không, để giúp độc giả làm sáng tỏ vấn đề này, hãy cùng theo dõi nội dung sau đây:

Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

  1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;…

  1. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Theo thông tin bạn đưa ra, bạn tham gia BHXH từ tháng 4/2016, nếu hiện tại bạn xin nghỉ sinh con thì bạn đóng được hơn 6 tháng BHXH. Như vậy, bạn đã đủ điều kiện để hưởng thai sản khi sinh.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

“2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:

b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.

Theo đó, thời gian hưởng chế độ thai sản sau kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, bạn nên chấm dứt hợp đồng lao động sau khi đã nghỉ hết chế độ thai sản để thời gian này được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, dù chấm dứt hợp đồng ở thời điểm nào bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Quy trình chốt sổ bảo hiểm cho người đang nghỉ thai sản

Nhiều lao động nữ vì sức khỏe yếu nên trong quá trình đang nghỉ thai sản muốn xin nghỉ việc luôn. Khi đó, để được hưởng đảy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội dành cho người lao động thì thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội tại công ty là vô cùng cần thiết. Để biết được quy trình chốt sổ bảo hiểm cho người đang nghỉ thai sản thực hiện thế nào, hãy cùng theo dõi nội dung sau:

Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động được thực hiện sau khi đơn vị báo giảm thành công, trình tự chốt sổ BHXH được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chốt sổ BHXH

Chốt sổ bảo hiểm cần những thủ tục giấy tờ gì? Để tiến hành chốt sổ, đơn vị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– 01 phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 103, kê khai các giấy tờ đi kèm.

– 01 mẫu D02-TS kê khai danh sách lao động cần thực hiện chốt sổ Bảo hiểm.

– Sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động.

– 01 Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định nghỉ việc hoặc giấy tờ chứng minh đơn vị chuyển địa chỉ (trường hợp đơn vị chuyển Cơ quan BHXH quản lý).

– Mẫu TK01-TS kê khai các thông tin cần thay đổi (trong trường hợp lao động cần điều chỉnh thông tin).

– Thẻ Bảo hiểm Y tế của người lao động còn thời hạn sử dụng.

Bước 2: Nộp hồ sơ chốt sổ lên cơ quan Bảo hiểm xã hội

Đơn vị có thể đến nộp hồ sơ trực tiếp, gửi toàn bộ giấy tờ trên qua bưu điện hoặc có thể nộp hồ sơ qua mạng (nếu không đính kèm thẻ BHYT còn hạn) cho Cơ quan BHXH đang quản lý nơi công ty đặt trụ sở chính.

– Thời gian thực hiện chốt sổ Bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào nội dung được quy định tại Khoản 2, Điều 47 của Bộ luật lao động năm 2012, trong vòng 7 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng với NLĐ, đơn vị phải thực hiện báo giảm cho NLĐ. Sau khi báo giảm có kết quả trả về thì đơn vị thực hiện chốt sổ BHXH. Một số trường hợp đặc biệt thì thời gian này có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 30 ngày.

Sau khi bên Cơ quan Bảo hiểm nhận đủ hồ sơ, thời gian giải quyết sẽ là 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ do thiếu hồ sơ, hồ sơ không hợp lệ hoặc có vấn đề phát sinh thì bên Cơ quan BHXH sẽ có văn bản thông báo gửi về đơn vị.

Chốt sổ bảo hiểm cho người đang nghỉ thai sản
Chốt sổ bảo hiểm cho người đang nghỉ thai sản

Công ty không chốt sổ để người lao động hưởng chế độ thai sản phải làm thế nào?

Khi người lao động nghỉ việc tại công ty, không chỉ người lao động có nghĩa vụ bàn giao công việc và các nghĩa vụ khác đối với đơn vị sử dụng lao động, công ty cũng phải hoàn trả những hồ sơ giấy tờ theo quy định theo đúng thời hạn để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, trong đó có bao gồm sổ bảo hiểm xã hội. Vậy trường hợp công ty không chốt sổ để người lao động hưởng chế độ thai sản phải làm thế nào, hãy cùng làm rõ:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì việc nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ được xác định như sau:

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp công ty chậm chốt sổ bảo hiểm cho bạn, dẫn đến việc bạn không có sổ bảo hiểm để nộp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, bạn nên liên hệ với công ty và yêu cầu công ty nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ chốt và trả lại sổ bảo hiểm cho bạn theo quy định của pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp người lao động đã hoàn thành trách nhiệm của mình đối với công ty mà người sử dụng lao động vẫn cố tình không chịu chốt sổ BHXH, thì người lao động có thể thực hiện theo các cách sau:

Cách 1: Khiếu nại lên người có thẩm quyền

Trình tự thủ tục khiếu nại sẽ được thực hiện theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:

Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động: Nếu không được giải quyết trong thời hạn quy định hoặc không đồng ý với việc giải quyết của người sử dụng lao động, người lao động có thể tiến hành khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.

Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 188 Bộ luật lao động 2019, những tranh chấp liên quan đến BHXH, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án mà không cần hòa giải.

Trường hợp này, người lao động có thể trực tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện việc chốt sổ BHXH và trả lại sổ cho mình.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chốt sổ bảo hiểm cho người đang nghỉ thai sản” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý về chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Nghỉ thai sản rồi nghỉ việc đúng luật có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Người lao động đang nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh con và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội thì sẽ được xác định là đang tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp. Song để có thể nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì họ phải đáp ứng được điều kiện về hồ sơ, thời hạn và không được nghỉ việc trái pháp luật theo nội dung tại Điều 49 Luật việc làm đã quy định.

Tiền trợ cấp thai sản bao gồm những khoản gì?

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động được nghỉ thai sản là 6 tháng. Vậy trong 6 tháng này người lao động không đi làm nhưng được bảo hiểm xã hội trả trợ cấp thai sản 6 tháng bằng với tiền lương đóng bảo hiểm xã hội (không phải lương thực nhận). Ngoài ra, người lao động còn được nhận thêm 1 khoản tiền trợ cấp cho con là 2 tháng lương cơ sở.
Như vậy, tiền thai sản bằng: 6 tháng tiền lương đóng bảo hiểm và 2 tháng lương cơ sở tiền trợ cấp một lần cho con.

4.5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.