Quy trình can thiệp y tế để xác định lại giới tính

25/01/2022
Quy trình can thiệp y tế để xác định lại giới tính
611
Views

Có thể hiểu “Giới tính” là một tập hợp những đặc điểm riêng biệt, tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ, Ví dụ: đàn ông: to khoẻ, bộc trực, cứng rắn; phụ nữ: nhỏ yếu, kín đáo, dịu dàng. Thế nhưng, xã hội hiện đại ngày nay, có rất nhiều người cần đến sự can thiệp về giới tính. Vì vậy ở bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ giúp bạn tìm hiểu về quy trình can thiệp y tế để xác định lại giới tính nhé! 

Căn cứ pháp lý 

Nghị định 88/2008 NĐ-CP ngày 5 tháng 8 năm 2008

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi vào chuyên mục của chúng tôi, câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau : Nghị định 88/2008 NĐ-CP ngày 5 tháng 8 năm 2008 có quy định từ Điều 7 đến Điều 10 của Chương III về Quy trình can thiệp y tế để xác định lại giới tính như sau:

Hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính

a) Đơn đề nghị xác định lại giới tính theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường hợp xác định lại giới tính cho người chưa đủ 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị; trường hợp xác định lại giới tính cho người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề nghị phải có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;

b) Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu.

Thủ tục đề nghị xác định lại giới tính

a) Người đề nghị xác định lại giới tính gửi hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính;

b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho người đề nghị xác định lại giới tính trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn. Nếu không chấp nhận thì phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

1. Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

2. Được Bộ Y tế thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của y tế ngành, y tế tư nhân thuộc địa bàn quản lý.

Khám lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị để xác định lại giới tính

1. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức việc khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định lại giới tính:

a) Khám lâm sàng:

– Ngoại hình;

– Bộ phận sinh dục ngoài và trong

– Các trắc nghiệm về tâm lý giới tính.

b) Khám cận lâm sàng:

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các cán bộ chuyên môn có thể chỉ định các phương pháp khám cận lâm sàng sau:

– Siêu âm, nội soi, chụp X quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ;

– Xét nghiệm nội tiết tố;

– Xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính;

– Sinh thiết xác định tuyến sinh dục là tinh hoàn hay buồng trứng.

2. Sau khi có kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức hội chẩn với sự tham gia của các cán bộ chuyên môn để có chỉ định phù hợp trong việc điều trị xác định lại giới tính.

3. Điều trị xác định lại giới tính:

a) Trên cơ sở đề nghị của người xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ lựa chọn giới tính để có phương pháp điều trị thích hợp, bảo đảm nguyên tắc khi ở giới tính đó, người được xác định lại giới tính có thể hòa nhập cuộc sống về tâm, sinh lý và xã hội một cách tốt nhất;

b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tuổi của người đề nghị xác định lại giới tính để phẫu thuật, bảo đảm ở lứa tuổi sớm nhất;

c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phẫu thuật và điều trị nội tiết sau phẫu thuật.

Chứng nhận y tế sau khi can thiệp y tế xác định lại giới tính

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính cấp giấy chứng nhận y tế sau khi đã xác định lại giới tính cho người đã được can thiệp y tế.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu Giấy chứng nhận y tế cho người đã được xác định lại giới tính.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ 

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy trình can thiệp y tế để xác định lại giới tính“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cá nhân có quyền xác định lại giới tính không?

Theo Khoản 1 Điều 36 Bộ luật dân sự 2015:
Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.

Trường hợp nào thì cá nhân được xác định lại giới tính của mình?

Cá nhân có quyền xác định lại giới tính nếu thỏa mãn điều kiện:
+ Giới tính của cá nhân bị khuyết tật bẩm sinh hoặc
+ Giới tính của cá nhân chưa định hình chính xác; và cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.

Người chuyển đổi giới tính có bị cấm kết hôn hay không?

Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Nhà nước không công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người có cùng giới tính. Như vậy, việc kết hôn của người chuyển đổi giới tính không bị cấm; tuy nhiên việc kết hôn của họ sẽ không được Nhà nước công nhân – không được đăng ký kết hôn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.