Quy tắc sử dụng làn đường như thế nào?

03/03/2023
Quy tắc sử dụng làn đường
795
Views

Khi tham gia giao thông, đặc biệt là trên các tuyến đường lớn, đường cao tốc chúng ta thường hay thấy có sự phân chia thành các làn đường, tùy theo từng cung đường mà sẽ có từng làn đường chỉ cho phép một số loại xe được phép di chuyển và cấm các loại xe khác. Khi đi trên những đoạn đường có phân chia làn đường này thì các phương tiện tham gia giao thông phải tuân thủ theo “Quy tắc sử dụng làn đường”. Vậy trong trường hợp có những xe đi sai làn đường không dành cho mình thì pháp luật quy định biện pháp xử lý như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Làn đường là gì?

Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn (theo khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT).

Làn đường chính là một phần của phần đường, một phần đường có thể có một hoặc nhiều làn đường. Ngoài ra, trên phần đường cũng sẽ có các dải phân cách để phân chia phần đường thành hai chiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới, xe thô sơ hoặc nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều giúp cho người tham gia giao thông có thể nắm bắt được.

Theo đó, đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiên đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Hiện nay, phổ biến nhất là lỗi đi sai làn đường tại nơi có biển báo “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” – biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h) và “Biển gộp làn đường theo phương tiện” – biển R.415 .

Hiện nay theo quy định của bộ GTVT thì làn đường được chia theo từng loại phương tiện tham gia giao thông. Bao gồm làn đường dành cho xe tải, làn đường dành cho xe con, làn đường dành cho xe khách, làn đường dành cho xe thô sơ xe máy,…

Và thông thường, giữa các làn đường sẽ có hai loại vạch kẻ đường quen thuộc để phân định như sau:

Các làn đường sẽ được phân định bằng hai loại vạch trắng là vạch trắng đứt khúc và vạch liền trắng. Trong đó, vạch trắng đứt khúc được kẻ theo chiều dọc để phân chia làn đường. Nếu vạch trắng đứt khúc này nằm ở đầu đường có tác dụng chỉ dẫn xe chạy đúng tuyến. Vạch liền trắng để phân cách các làn xe có sử dụng động cơ và làn xe không có động cơ. Vạch này cũng dùng để quy định giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Vạch liền trắng xuất hiện ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy, hoặc xe dừng.

Quy tắc sử dụng làn đường như thế nào?

Quy tắc sử dụng làn đường được quy định tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như sau: 

– Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; Khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

– Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

– Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Quy tắc sử dụng làn đường
Quy tắc sử dụng làn đường

Mức xử phạt khi các phương tiện đi sai làn đường

 Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều)Đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông
Xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng.- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. (điểm đ, khoản 5 Điều 5, điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019, điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 12.000.000 đồng.- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.  (điểm a, khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019, điểm c Khoản 11 Điều 5)
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện)– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.   (điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019)– Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng.- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng. (điểm b khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019)
Máy kéo, xe máy chuyên dùng– Phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng.- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. (điểm c, khoản 3 Điều 7, điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019)– Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng.- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng. (điểm a khoản 7 Điều 7, điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019)
Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điệnPhạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng. (Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019) 

Phân biệt làn đường, vạch kẻ đường và phần đường

Tiêu chíLàn đườngVạch kẻ đườngPhần đường
Khái niệmLàn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn (theo khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT).Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu trên đường, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông. Có rất nhiều loại vạch kẻ đường với các chức năng khác nhau dựa vào hình dáng, vị trí sử dụng.Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.
Lỗi đi saiđi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định, hay có thể hiểu là lỗi “lấn làn”.Lỗi đi sai vạch kẻ đường được hiểu là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của vạch kẻ đường, thường vi phạm ở những nơi có đường giao nhau, đặt biển báo hiệu hướng đi trên mỗi làn đường phải theo kết hợp vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường.Lỗi đi sai phần đường được hiểu là người điều khiển xe cơ giới đi vào phần đường dành cho xe thô sơ và ngược lại, người điều khiển xe thô sơ đi vào phần đường của xe cơ giới.
Mức xử phạtCăn cứ theo quy định mới nhất là Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi đi sai làn đường sẽ bị xử phạt như sau:
– Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng. Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng.
– Đối với xe máy: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng. Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 04 – 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng.
– Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng; tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng. Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 06 – 08 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng.
– Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng.
Cũng theo Nghị định 100 thì lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ có mức phạt như sau:
– Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
– Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Hiện nay, người vi phạm lỗi đi sai phần đường sẽ bị xử phạt như sau:
– Đối với ô tô: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng, tước GPLX từ 01 – 03 tháng.
– Đối với xe máy: Phạt tiền 400.000 – 600.000 đồng.
– Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền 400.000 – 600.000 đồng.
– Đối với xe đạp: Phạt tiền 80.000 – 100.000 đồng.
– Đối với người đi bộ: Phạt tiền 50.000 – 60.000 đồng.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật giao thông đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề: “Quy tắc sử dụng làn đường”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về đơn xác nhận tình trạng hôn nhân.. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt Máy kéo, xe máy chuyên dùng đi sai làn đường thế nào?


Xe máy chuyên dùng là một khái niệm gọi chung cho những phương tiện xe máy được sử dụng trong các công trình thi công hoặc những phương tiện xe máy đang được sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp hiện nay. Ngoài ra xe máy chuyên dùng còn bao gồm những phương tiện xe máy được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ hiện nay.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP :
Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sau đây:
c) Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều);
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm g khoản 3;
Như vậy, đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng mà đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều – có nghĩa là cả làn theo hướng người đang điều khiển phương tiện hoặc là người điều khiển phương tiện đi theo hướng ngược lại của làn) thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng – 03 tháng.
Đối với trường hợp mà đã đi sai phần đường, làn đường rồi mà còn gây thêm cả tai nạn giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng – 04 tháng (điểm a khoản 7, điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Dải phân cách là gì?

Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt. Hoặc là để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó được. Dùng để phân chia phần đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt. Hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều giao thông.
Dải phân cách giữa: được đặt ở tim đường và sử dụng để phân chia giữa hai chiều xe chạy. Sử dụng để phân chia phần đường chính và phần đường bên. Hoặc là phân chia giữa phần đường xe cơ giới và xe thô sơ.
Dải phân cách bên: là được dùng để phân chia giữa phần đường xe cơ giới và xe thô sơ
Dải phân cách mềm: có tính cơ động cao. Thích hợp với mọi mặt đường hiểm trở. Không gây ảnh hưởng tới mặt đường và lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng. Chất liệu nhựa bền đẹp gọn nhẹ thuận tiện cho việc di chuyển và lắp đặt. Giảm thiểu chi phí nhân công lắp đặt và giá thành.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.