Biển nào cấm ô tô tải vượt?

03/03/2023
Biển nào cấm ô tô tải vượt
525
Views

Khi tham gia giao thông, đặc biệt là đối với các loại xe có tải trọng lớn thì phải hết sức chú trọng và để ý tới các xe xung quanh cũng như các biển báo trên các đoạn đường khác nhau. Điều này sẽ khiến cho giảm tình trạng tai nạn giao thông đối với những loại xe này cũng như sẽ tạo sự an toàn cho tất cả các phương tiện khác tham gia giao thông. Theo nguyên tắc khi tham gia giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông không được phép tự ý vượt xe khác mà phải tuân thủ theo các nguyên tắc giao thông. Vậy theo quy định hiện hành thì “Biển nào cấm ô tô tải vượt”?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay nhé.

Quy định về trường hợp cấm vượt xe

Căn cứ vào Khoản 5 Điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định các trường hợp cấm vượt như sau như sau:

“5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây

a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trên cầu hẹp có một làn xe;

c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.”

Như vậy, theo quy định trên nếu bạn vượt xe trong hầm đi bộ nếu không đảm bảo an toàn cho việc vượt thì vẫn được xác định là vi phạm.

Về mức xử phạt của việc này,  Điểm d, Khoản 5, Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019 quy định về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ đường sắt như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Theo đó, khi vi phạm lỗi cấm vượt xe thì người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài việc phạt tiền, lỗi này còn có hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

Biển nào cấm ô tô tải vượt?

Căn cứ quy định về biển số P.126 “Cấm ô tô tải vượt” tại Quy chuẩn 41:2019/BGTVT như sau:

“B.26. Biển số P.126 “Cấm ô tô tải vượt”

a) Để báo cấm các loại ô tô tải vượt xe cơ giới khác, phải đặt biển số P.126 “Cấm ô tô tải vượt”.

b) Biển có hiệu lực cấm các loại ô tô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 3.500 kg kể cả các xe được ưu tiên theo quy định vượt xe cơ giới khác. Được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.

c) Biển không có giá trị cấm các loại xe cơ giới khác vượt nhau và vượt ô tô tải;

d) Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số DP.133 “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.

Như vậy, biển cấm ô tô tải vượt theo quy định sẽ có hình tròn bên trong là hình ảnh chiếc ô tô tải tinh giản màu đỏ và ô tô con màu đen di chuyển ngược chiều nhau. Khi bắt đầu có biển này tối thiểu là 50m sẽ là khu vực bắt đầu cấm ô tô tải vượt và biển này sẽ chấm hiệu lực khi có biển báo hết cấm vượt hoặc có biển hết tất cả lệnh.

Ngoài ra biển cấm vượt còn có những thông số theo thiết kế được quy định như sau:

Kích thước Biển báo số 126 – Cấm xe tải vượt được áp dụng theo từng loại đường:

+ Đường cao tốc và đường ngoài đô thị: Hình tròn đường kính 1260mm

+ Đường thông thường: Hình tròn đường kính  875mm

+ Đường Đô thị: Hình tròn đường kính  700mm

Chất liệu: Thép tấm 1,5mm – 2mm, hàn đai cột, mặt sau sơn chống gỉ, mặt trước dán decan phản quang

Biển báo P.126 được nhận diện với viền đỏ, nền trắng, bên trong có hình vẽ 01 chiếc ôtô tải màu đỏ đặt cạnh nhau 01 chiếc ôtô con màu đen. Biển này được dùng để cấm các loại ô tô tải vượt xe cơ giới khác trên đoạn đường có cắm biển này.

Biển có hiệu lực cấm đối với các loại ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo giấy đăng kiểm) lớn hơn 3.500 kg (kể cả các xe được ưu tiên) vượt xe cơ giới khác.

Tuy nhiên vẫn cho phép xe tải được phép vượt xe máy 02 bánh và xe gắn máy, đồng thời các loại xe cơ giới khác ngoài xe tải cũng được phép vượt nhau và vượt ô tô tải.

Vị trí đặt biển báo

Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông.
Trường hợp không xác định được cự ly nhìn thấy biển, những nơi vị trí biển báo có thể bị khuất thì cho phép lấy tầm nhìn đảm bảo người tham gia giao thông có thể nhìn thấy biển báo hiệu là 150 m trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, 100 m trên những đường ngoài khu đông dân cư và 50 m trên những đường trong khu đông dân cư.

Biển nào cấm ô tô tải vượt
Biển nào cấm ô tô tải vượt

Điều kiện để được vượt xe

Về nguyên tắc, khi vượt xe, các xe phải vượt về bên trái (chỉ một số trường hợp mới được vượt về bên phải) và phải đảm bảo các điều kiện:

– Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

– Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

– Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Các trường hợp được phép vượt bên phải

Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

– Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

– Khi xe điện đang chạy giữa đường;

– Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Các trường hợp không được vượt xe

Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

– Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ;

– Trên cầu hẹp có một làn xe;

– Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

– Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

– Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

– Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Biển nào cấm ô tô tải vượt” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thành lập công ty cổ phần…. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Vượt xe là gì?

Vượt xe là tình huống giao thông mà xe đi sau vượt xe đi trước; khi vượt, các xe phải vượt về bên trái (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về phần đường bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
– Tầm nhìn vượt xe an toàn là khoảng cách đo dọc theo mặt đường tính từ mũi xe để một chiếc xe đang chạy trên đường 2 làn xe hai chiều có thể vượt qua một chiếc xe khác chạy chậm hơn cùng chiều bằng cách chiếm dụng làn xe chạy phía chiều ngược lại và quay trở về làn cũ của mình một cách an toàn.

Nguyên tắc vượt xe khi tham gia giao thông là gì?

Cụ thể, theo quy định tại Điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008, các phương tiện tham gia giao thông khi muốn vượt xe khác phải tuân thủ các quy tắc sau:
Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
Khi xe điện đang chạy giữa đường;
Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Xe máy điện vi phạm nguyên tắc vượt xe thì có bị phạt không?

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
+ Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này; Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ (Điểm c, d khoản 4 Điều 6).
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông;
không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều 6 (Điểm b khoản 7 Điều 6).

 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.