Quy định về âm lượng còi xe máy như thế nào?

03/03/2023
Quy định về âm lượng còi xe máy
371
Views

Hiện nay có không nhỏ một bộ phận giới trẻ khi tham gia giao thông luôn cố tình lạng lách đánh võng và có hành vi bóp còi, rú ga gây ra nhiều tiếng ồn làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh, đặc biệt là tệ nạn bóp còi vào khung giờ từ 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng. Hành vi này đã gây ra rất nhiều bức xúc cho người dân hiện nay. vật pháp luật “Quy định về âm lượng còi xe máy” cụ thể như thế nào và hành vi vi phạm về âm lượng còi xe máy bị ử lý ra sao?. hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Quy định về âm lượng còi xe máy như thế nào?

Theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe ô tô như sau

“Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật

h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;”

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 13 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiệm cấm như sau:

“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.”

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, xe ô tô phải đảm bảo có còi với âm lượng đúng với quy chuẩn kỹ thuật của từng loại xe và không được sử dụng các thiết bị âm thanh khác gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Giao thông đường bộ 2008.

Ngoài ra, Luật này cũng quy định điều kiện của xe cơ giới tham gia giao thông phải có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật.

Như vậy, người sử dụng còi xe đúng cách là người:

– Không bấm còi trong đô thị, khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ xe ưu tiên;

– Không bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu dân cư. Đặc biệt, ô tô không được bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư;

– Đi xe có còi và còi phải có tác dụng;

– Không “độ” còi, phải sử dụng còi đúng quy chuẩn của loại xe đang sử dụng;

– Chỉ sử dụng còi khi cần thiết, nhằm cảnh báo cho người khác trong những trường hợp cần thiết.

Việc sử dụng còi xe “vô tội vạ” không phải chuyện hiếm, đặc biệt ở các thành phố lớn trong giờ tan tầm. Tuy nhiên, việc này không những chẳng mang lại tác dụng gì mà còn khiến thành phố bị ô nhiễm tiếng ồn, người tham gia giao thông trở nên khó chịu. Thậm chí, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

Sử dụng còi xe đúng cách không chỉ tránh cho người điều khiển phương tiện bị xử phạt mà còn thể hiện văn hóa của người tham gia giao thông.

Mức phạt khi sử dụng còi xe không đúng cách

Xử phạt vi phạm hành chính

Hiện nay, mức phạt đối với hành vi sử dụng còi xe không đúng cách bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay vì Nghị định 46 năm 2016 như trước đây.

Theo đó, một số lỗi tăng mức phạt nhưng một số lại giữ nguyên.

Cụ thể như sau:

Loại phương tiệnHành viMức phạt theo NĐ 100 (đang có hiệu lực)Mức phạt theo NĐ 46 (hết hiệu lực)
Xe máyBấm còi trong thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau trong khu đô thị, khu dân cư100.000  – 200.000 đồng80.000  – 100.000 đồng
Bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu dân cư400.000 – 600.000 đồng100.000 – 200.000 đồng
Điều khiển xe không có còi100.000 – 200.000 đồng80.000 – 100.000 đồng
Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe100.000 – 200.000 đồng100.000 – 200.000 đồng
Ô tôBấm còi trong đô thị, khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ xe ưu tiên200.000  – 400.000 đồng100.000 – 200.000 đồng
Bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ xe ưu tiên800.000 – 01 triệu đồng600.000 – 800.000 đồng
Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng300.000 – 400.000 đồng300.000 – 400.000 đồng
Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định02 – 03 triệu đồng02 – 03 triệu đồng

Trách nhiệm hình sự

Trường hợp việc bấm còi hơi (không đúng quy định), cố tình gây tiếng ồn lớn, gây ra ảnh hưởng cho người khác như làm lạc tay lái dẫn đến tai nạn chết người hay gây thương tích nghiêm trọng từ 31% trở lên sẽ bị phạt hành chính, đồng thời có thể bị xử lý hình sự nếu cơ quan Cảnh sát Điều tra xét thấy có dấu hiệu phạm tội “vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính” hoặc “vô ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác do vi phạm quy tắc hành chính” theo Bộ luật Hình sự 2015 cụ thể:

“ Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

“ Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Quy định về âm lượng còi xe máy
Quy định về âm lượng còi xe máy

Độ còi cho xe máy sẽ bị xử phạt thế nào?

Căn cứ Khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ, cụ thể như sau:

Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành;, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo; đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu; tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo; đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp bạn đã thay còi khác loại so với kiểu loại ban đầu của xe mô tô; (thông thường xe mô tô khi xuất xưởng được cơ quan đăng kiểm kiểm tra; xác định xe xuất xưởng bán ra thị trường bảo đảm yêu cầu các tính năng kỹ thuật của xe theo thiết kế;) là không phù hợp với quy định nêu trên của Luật Giao thông đường bộ.

Việc lắp còi của chủng loại xe khác tuy không làm thay đổi nhiều về hình dáng; kích thước của xe nhưng có thể không đảm bảo độ bền vững và phần nào thay đổi hình thức của xe; nên không được phép thực hiện.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về âm lượng còi xe máy chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy định về âm lượng còi xe máy” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về dò mã số thuế cá nhân…. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Khi vi phạm quy định về sử dụng còi xe có được nộp phạt qua bưu điện không?

Căn cứ mục 3 của Nghị quyết 10/NQ-CP quy định như sau:
“3. Về việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Chính phủ thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu; nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.”
Theo tinh thần của Nghị quyết 10 thì để nộp phạt qua đường bưu điện, bạn phải thực hiện theo quy trình sau:
+) Khi vi phạm luật giao thông và bị lập biên bản; tạm giữ giấy tờ, người vi phạm có thể đăng ký hình thức nộp phạt qua bưu điện ở mặt sau biên bản.
+) Đến thời hạn nộp phạt; bạn qua bưu điện gần nhất để đăng ký và gửi tiền phạt cũng như phí dịch vụ. Khi đi mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân cùng với biên bản xử phạt.
+) Bưu điện sẽ phụ trách việc đóng tiền phạt cũng như lấy lại giấy tờ từ cơ quan công an; chuyển đến tận nhà cho người vi phạm.
Thời gian nhận lại giấy tờ tùy thuộc địa điểm vi phạm của người đó. Người vi phạm giao thông tại các trung tâm tỉnh; thành phố sẽ nhận lại tất cả giấy tờ trong vòng tối đa 02 ngày; đối với các huyện xa và tỉnh thành khác là 3 ngày.

Độ còi cho xe ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi; trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian; từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông; thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị; khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông; thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định.
Như vậy, đối với xe ô tô, người vi phạm sẽ bị xử phạt từ 2 – 3 triệu. lớn hơn so mức bị xử phạt với hành vi độ còi cho xe máy. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.