Quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã

18/05/2022
1272
Views

Vừa qua tôi có đi làm giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân xã. Tuy nhiên cán bộ tư pháp lại có thái độ không khó chịu, trả lời gắt gỏng, hách dịch không muốn giúp đỡ tôi làm giấy tờ. Vậy cho tôi hỏi hành vi này của họ có bị xử lý kỷ luật không? Nếu có thì sẽ bị xử lý bằng hình thức nào? Quy định cảu pháp luật về xử lý cán bộ công chức như thế nào? Mong Luật sư giải đáp.

Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức là một trong các vấn đề được người dân quan tâm. Với chức trách phục vụ nhân dân, nhưng một số cán bộ, công chức không thực hiện đúng nhiệm vụ và có thái độ không đúng khi làm việc. Vậy xử lý kỷ luật cán bộ, công chức được pháp luật quy định như thế nào? Hành vi nào có thể bị xử lý kỷ luật? Các hình thức xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức là gì? Để giải đáp vấn đề này,  Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Cán bộ, công chức cấp xã là ai?

Cán bộ xã

Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định như sau:

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội;

Theo đó cán bộ xã gồm nhưng chức danh sau:

Cán bộ cấp xã có các chức vụ gồm:

  • Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
  • Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  • Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
  • Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
  • Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
  • Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Công chức xã

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008:

– Công chức cấp xã: Là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV, công chức cấp xã bao gồm:

  • Công chức Trưởng Công an xã
  • Công chức Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã
  • Công chức Văn phòng – Thống kê
  • Công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường
  • Công chức Tài chính – kế toán
  • Công chức Văn hóa – xã hội

Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật

Theo Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; các trường hợp sau đây sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật

1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.

2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.

3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết; do sự kiện bất khả kháng; hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.

4. Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật

Thời hạn, thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ công chức được quy định tại Điều 80 Luật cán bộ, công chức 2008.

Thời hiệu xử lý kỷ luật

Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Cụ thể:

a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:

a) Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

Thời hạn xử lý kỷ luật

Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.

Không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật đối với:

a) Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật ;

b) Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có);

c) Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Quy định về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức

Quy định về xử lý kỷ luật cán bộ công chức cấp xã
Quy định về xử lý kỷ luật cán bộ công chức cấp xã

Các hành vi bị xử lý kỷ luật

Theo Nghị định các hành vi sau đây sẽ bị xử lý kỷ luật:

Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.”

Trong đó có các mức độ vi phạm sau:

a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng

b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng

c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng

d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức

Đối với cán bộ công chức có các hình thức kỷ luật sau:

-Áp dụng đối với cán bộ

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Cách chức.

d) Bãi nhiệm.

-Với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Hạ bậc lương.

d) Buộc thôi việc.

-Với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Giáng chức.

d) Cách chức.

đ) Buộc thôi việc.

Khiển trách

Hình thức này được quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, như sau:

Áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng; trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này; thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

3. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm; tệ nạn xã hội; trật tự xã hội; tham nhũng; tiết kiệm, chống lãng phí; về bảo vệ bí mật nhà nước; khiếu nại, tố cáo; về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ;

5. Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ; phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.

Cảnh cáo

Theo Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp bị khiển trách

3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;

b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngán chặn.

Hạ bậc lương

Theo Điều 10 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà còn tái phạm

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Giáng chức

Theo Điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này;

3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Cách chức

Theo Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà tái phạm; hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này;

3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;

4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.

Buộc thôi việc

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;

3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;

5. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

Bãi nhiệm

Hình thức này chỉ được áp dụng đối với cán bộ. Cán bộ có hành vi vi phạm theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; và quy định khác của pháp luật có liên quan thì bị bãi nhiệm.

Công chức xã có thái độ hách dịch bị xử lý thế nào?

Tiếp nhận, làm giấy khai sinh thuộc trách nhiệm của công chức bộ phận văn phòng- thống kê. Khi tiếp dân, cán bộ công chức phải có thái độ đúng mực; tôn trọng công dân; lắng nghe, tiếp nhận các thông tin, yêu cầu của dân; không được có thái độ hách dịch, cửa quyền,…. Theo Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-Cp, thì hành vi của công chức này đã vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức. Do đó công chức này nếu bị xử lý kỷ luật có thể bị áp dụng hình thức khiển trách.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã ở mỗi đơn vị là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định 92, cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cụ thể:
– Với xã loại 1: Tối đa 23 người;
– Với xã loại 2: Tối đa 21 người;
– Với xã loại 3: Tối đa 19 người.
Trong đó, số lượng cán bộ, công chức cấp xã sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định bằng hoặc thấp hơn số lượng nêu trên, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Thời gian tập sự đối với công chức là bao lâu?

Đối với công chức; thời gian tập sự với công chức loại C là 12 tháng; công chức loại D là 6 tháng (Khoản 2 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP). Tuy nhiên, cần lưu ý:
+ Không tính vào thời gian tập sự với thời gian công chức nghỉ sinh theo chế độ bảo hiểm xã hội; nghỉ ốm đau hoặc bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác.

Có bãi nhiệm công chức được không?

Theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP, thì hình thức bãi nhiệm chỉ áp dụng đối với cán bộ là người được bầu cử; mà không aps dụng đối với công chức. Do đó không thể bãi nhiệm công chức được.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.