Quy định về việc cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH như thế nào?

10/08/2023
Quy định về việc cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH
387
Views

Khi công tác tại các tổ chức sử dụng lao động, người lao động được hưởng một số quyền lợi nhất định khi không may ốm đau, bệnh tật. Khi đó, người lao động sẽ được nghỉ việc hưởng nguyên lương, đồng thời, được bảo hiểm chi trả viện phí trong thời gian nhập viện. Tuy nhiên, người lao động cần cung cấp một số giấy tờ làm minh chứng, trong đó có bao gồm giấy nghỉ ốm. Vậy quy định về việc cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH như thế nào? Hình thức cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là gì? Xin giấy nghỉ ốm hưởng BHXH ở đâu cho hợp lệ? Luật sư 247 thấu hiểu những băn khoăn này của quý độc giả, hãy cùng chúng tôi giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc này nhé!

Căn cứ pháp lý

Thế nào là giấy nghỉ ốm hưởng BHXH?

Trong quá trình làm việc, ốm đau hay bệnh tật là chuyện không thể tránh khỏi. Nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong trường hợp này, pháp luật cho phép người lao động được nghỉ ốm hưởng bảo hiêm xã hội. Giấy nghỉ ốm là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan bảo hiêm chi trả trợ cấp ốm đau cho người lao động.

Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) hay giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là loại giấy được cấp khi người lao động nghỉ ốm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nghỉ ốm nào cũng được cấp giấy chứng nhận. Theo Khoản 1, Điều 20, Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:

  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo phân công của người đứng đầu cơ sở KCB đó;
  • Giấy được cấp phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở KCB nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  • Giấy được cấp phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Quy định về việc cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH

Để tránh tình trạng người lao động lợi dụng vào các chế độ mà pháp luật quy định, đặc biệt là chế độ ốm đau, việc cấp giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội phải được thực hiện theo các nguyên tắc mà cơ quan nhà nước đề ra và chỉ những người có thẩm quyền mới được phép ký tên đóng dấu vào loại giấy tờ này. Vậy Quy định về việc cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH như thế nào, hãy cùng tìm hiểu:

Theo Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:

– Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

+ Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;

+ Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

+ Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

– Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai chuyên khoa trở lên của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.

Trường hợp người lao động khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhiều bệnh khác nhau thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với bệnh có chế độ cao nhất.

Trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo Chương trình Chống lao Quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động bị sẩy thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên thì thời gian nghỉ tối đa theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội nhưng không quá 50 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Hình thức cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH

Cũng giống như các loại văn bản giấy tờ khác, có nhiều hình thức cấp giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội khác nhau mà người lao động cần nắm rõ. Vì đây là một trong nhứng chứng từ quan trọng khi nộp hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp ốm đau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những hình thức cấp giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội hiện nay:

Hình thức cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT (sửa đổi tại Thông tư 18/2022/TT-BYT) như sau:

– Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.

Đối với trường hợp có chuyển viện trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển viện.

Đối với trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện. 

Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy báo tử theo quy định tại Thông tư 24/2020/TT-BYT quy định về phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp giấy báo tử và thống kê tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Quy định về việc cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH
Quy định về việc cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH

– Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại trú: giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.

Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

3. Mẫu và cách ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.

  • Việc ghi ngày bắt đầu nghỉ từ ngày người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh;
  • Việc ghi ngày tại mục ngày, tháng, năm trên phần chữ ký của người hành nghề trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:
    • Ghi theo ngày, tháng người bệnh kết thúc khám bệnh, chữa bệnh;
    • Ngày cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát hành giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người lao động đề nghị thực hiện cấp lại theo quy định;
  • Trường hợp cấp lại thì phải thể hiện nội dung từ “CẤP LẠI” trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
  • Việc ghi mã bệnh, tên bệnh dài ngày trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT về ban hành Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

Trường hợp mã bệnh ghi trong giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện trùng khớp với mã bệnh quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT nhưng tên bệnh không trùng khớp với tên bệnh quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT thì thực hiện giải quyết bệnh dài ngày theo mã bệnh quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT.

Xin giấy nghỉ ốm hưởng BHXH ở đâu cho hợp lệ?

Có thể nói, giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là giấy tờ quan trọng và không thể thiếu trong bộ hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động. Tuy nhiên, nhiều người lao động vẫn chưa biết cách để xin giấy tờ này một cách hợp lệ, điều này làm cho quyền lợi chính đáng của mình bị ảnh hưởng ít nhiều. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn độc giả cách xin giấy nghỉ ốm hưởng BHXH nhanh chóng và hợp pháp:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy nghỉ ốm hợp lệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;

b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Theo đó, người lao động muốn nghỉ ốm hưởng BHXH thì phải xin giấy nghỉ ốm tại cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động.

Cụ thể, sau khi người lao động tiến hành thăm khám, cơ sở khám, chữa bệnh sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH với thời gian nghỉ phù hợp với tình hình sức khỏe của người đó.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về việc cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về việc cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH”. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được cấp phải đáp ứng các yêu cầu gì?

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Được cấp bởi cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động và người hành nghề được ký vào Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải theo sự phân công của người đứng đầu tại cơ sở KCB đó;
– Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH được cấp phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở KCB đó và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH được cấp phải đúng với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyển môn của Bộ Y tế.

Ai có thẩm quyền ký giấy nghỉ ốm hưởng BHXH?

Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, người được ký giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là người hành nghề (y, bác sĩ) làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động.
Trường hợp cơ sở y tế đó không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH.
Trường hợp người khám, chữa bệnh đồng thời là người đứng đầu hoặc người được ủy quyền ký đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thì người này chỉ cần ký và đóng dấu ở phần “Xác nhận của thủ trưởng đơn vị” và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ khám, chữa bệnh nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.
Nếu người ký giấy nghỉ ốm này không đúng thẩm quyền thì giấy tờ đó sẽ bị coi là không hợp lệ, cơ quan BHXH sẽ từ chối giải quyết hưởng chế độ cho người lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.