Có được tính phép năm trong thời gian nghỉ thai sản không?

10/08/2023
Có được tính phép năm trong thời gian nghỉ thai sản không?
251
Views

Theo quy định pháp luật hiện hành, người lao động được nghỉ phép một năm từ 12-16 ngày. Mỗi người lao động sẽ có thời gian nghỉ phép năm khác nhau. Thời gian nghỉ phép năm tùy thuộc vào môi trường làm việc như thế nào, chẳng hạn như theo quy định pháp luật thời gian nghỉ phép năm của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ ít hơn thời gian nghỉ phép năm của người lao động làm việc trong môi trường độc hại. Hiện nay có nhiều lao động nữ có thắc mắc có được tính phép năm trong thời gian nghỉ thai sản không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sự 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Giấy xuất viện có được dùng thay giấy chứng sinh khi hưởng chế độ thai sản không?

Giấy xuất viện có được dùng để thay thế cho giấy chứng sinh hay không là vấn đề được nhiều lao động nữ quan tâm vì họ cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để hưởng chế độ thai sản. Vì theo quy định pháp luật, giấy xuất viện, giấy chứng sinh là hai loại giấy khác nhau và chúng đều phải có trong hồ sơ hưởng thai sản. Căn cứ quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

Theo đó, để được hưởng chế độ thai sản thì người lao động bắt buộc phải có bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con.

Trong trường hợp này không thể sử dụng giấy xuất viện thay cho giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh được.

Thời hạn giải quyết chế độ thai sản được quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động.

Cách xác định thời gian tham gia bảo hiểm xã hội như thế nào?

Người lao động muốn xác định thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thì người lao động cần phải căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các pháp luật khác có liên quan như Bộ luật Lao động,… Đối với cách xác định thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thì tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định rằng:

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Theo đó, trong trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

Trong khoảng thời gian người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Có được tính phép năm trong thời gian nghỉ thai sản không?

Có được tính phép năm trong thời gian nghỉ thai sản không?

Theo quy định pháp luật về lao động, mỗi năm người lao động sẽ có những ngày nghỉ phép mà vẫn hưởng lương như ngày làm việc bình thường. Nghỉ phép năm là một trong những chế độ giúp người lao động có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe,… để làm việc tốt hơn. Tùy vào môi trường làm việc mà người lao động có thời gian nghỉ phép khác nhau. Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hẳng năm như sau:

Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động cụ thể như sau:

  • Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
  • Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
  • Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
  • Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
  • Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
  • Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
  • Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
  • Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, những trường hợp nghỉ chế độ thai sản theo quy định vẫn được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động và là cơ sở để tính ngày nghỉ phép hằng năm cho người lao động.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Có được tính phép năm trong thời gian nghỉ thai sản không? Ngoài ra, chúng tôi  có cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về lệ phí sang tên sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Thời gian hưởng chế độ thai sản là bao lâu?

Căn cứ vào Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ thai sản khi sinh con trong trường hợp thông thường được quy định như sau:
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”
Theo đó, thời gian hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con thông thường sẽ là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Lao động nữ có được đi làm sớm trong thời gian được nghỉ chế độ thai sản không?

Về vấn đề của chị, theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
Theo đó, chế độ Bảo hiểm xã hội (gồm chế độ thai sản) nhằm mục đích bù đắp phần thu nhập của người lao động bị mất, cụ thể ở đây đối với chế độ thai sản thì bù đắp khi họ nghỉ sinh. Bên cạnh đó, tại Điều 139 Bộ Luật lao động 2019 có nêu:
“Điều 139. Nghỉ thai sản
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Theo đó, pháp luật chỉ cho phép đi làm sớm trước 02 tháng, và trong 02 tháng này sẽ được nhận chế độ của cả 02 (tiền lương đơn vị trả và tiền chế độ thai sản BHXH). Còn đối với 04 tháng đầu thì người lao động không thể hưởng cùng lúc hai chế độ.
Do đó, nếu làm việc ở nhà mà muốn nhận cả chế độ BHXH thì tiền lương của 04 tháng đầu đơn vị nên chuyển thành phụ cấp nào đó do quy chế tài chính của đơn vị ban hành, không xác định đó là tiền lương làm việc.
Nếu không thì cơ quan BHXH sẽ truy thu tiền chế độ thai sản của 04 tháng đầu và đơn vị có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về việc kê khai sai hưởng chế độ BHXH.

Điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định là gì?

Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Theo đó, lao động là nữ một khi mang thai là đã thuộc vào trường hợp người lao động được hưởng chế độ thai sản và sẽ đương nhiên hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.