Hiện nay, sống trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, mọi người chỉ cần ngồi tại nhà với một thiết bị điện tử có thể kết nối mạng là có thể đặt được vé xe khách một cách đơn giản, nhanh chóng. Bên phía doanh nghiệp vận tải, sau khi nhận được đầy đủ thông tin của khách hàng, điểm đến, họ sẽ gửi lại cho khách hàng vé xe khách điện tử. Khách hàng không cần phải đến tận nơi để lấy vé. Vậy quy định về vé xe khách điện tử như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Quy định về vé xe khách điện tử như thế nào?
Vé xe khách bằng giấy đã mang lại nhiều khó khăn cho doanh nghiệp vận tải trong việc bảo quản, quản lý phôi vé, cuống vé. Việc chuyển đổi vé xe khách bằng giấy sang vé xe khách điện tử giúp doanh nghiệp ít tốn công sức, chi phí cho việc quản lý, bảo quản vé. Dưới đây là quy định pháp luật về vé xe khách điện tử hiện hành.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định các loại hoá đơn nêu rõ:
“5.Các loại hóa đơn khác, gồm:
a) Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;
b) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan”.
Theo quy định này thì vé xe khách điện tử chính là một loại hóa đơn điện tử đặc biệt. Do đó phải được doanh nghiệp chuyển dữ liệu về cơ sở dữ liệu Tổng cục Thuế và quản lý theo chế độ của hóa đơn chứng từ điện tử.
Nội dung của vé xe khách điện tử là gì?
Theo quy định pháp luật, hóa đơn là chứng từ do người bán lập ra. Việc lập hóa đơn phải có nội dung và hình thức đúng quy định. Hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi hóa đơn bằng giấy sang hóa đơn điện tử, trong đó vé xe khách cũng là một loại hóa đơn cho nên vé xe khách cũng phải chuyển sang vé điện tử.
Vé xe khách điện tử là một dạng hóa đơn điện tử do đó sẽ có đặc trưng của hóa đơn. Cụ thể nội dung chính của vé xe khách điện tử gồm:
- Thông tin doanh nghiệp xuất hóa đơn (Tên, MST, Địa chỉ, Sđt);
- Thông tin tuyến xe;
- Thông tin số hiệu xe, số ghế hành khách;
- Thời gian khởi hành chuyến xe;
- Giá vé, thời điểm xuất vé;
- Mã cơ quan thuế.
Vé xe khách điện tử có thể không có các nội dung quy định tại điểm d khoản 14 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sau:
- Chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã),
- Tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng.
- Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
Thời điểm lập vé xe khách điện tử
Do vé xe khách điện tử là một loại hóa đơn điện tử nên việc lập vé xe khách điện tử sẽ phải tuân thủ quy định của pháp luật về hóa đơn chứng từ. Cụ thể thời điểm lập hóa đơn điện tử – vé xe khách điện tử là thời điểm thu tiền.
Trường hợp đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền theo quy định của pháp luật thì thời điểm lập hóa đơn như sau:
- Tại thời điểm kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền thực hiện gửi các thông tin của chuyến đi cho khách hàng và gửi về cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu của cơ quan thuế.
- Các thông tin gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (tính theo km) và tổng số tiền hành khách phải trả.
Lưu ý: Nếu khách hàng lấy hóa đơn điện tử thì khách hàng cập nhật hoặc gửi các thông tin đầy đủ (tên, địa chỉ, mã số thuế) vào phần mềm hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ.
Lợi ích của vé xe khách điện tử so với vé xe giấy là gì?
Từ ngày sử dụng vé xe khách điện tử, doanh nghiệp vận tải, khách hàng, người soát vé,… đã tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí ở khâu đặt vé, kiểm tra vé. Dưới đây là một số lợi ích của vé xe khách điện tử đối với đơn vị kinh doanh vận tải cũng như khách hàng khi sử dụng vé xe điện tử.
(1) Lợi ích đối với doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách:
- Dễ dàng quản lý: Việc quản lý vé điện tử dễ dàng hơn rất nhiều so với vé giấy. Vé điện tử được quản lý trực tiếp trên hệ thống, phân loại và tìm kiếm nhanh chóng.
- Tăng tiêu thụ: Việc bán vé online mở ra phương thức tiếp cận khách hàng mới nhờ đó tăng khả năng tiêu thụ, sử dụng dịch vụ.
- Tiết kiệm thời gian chi phí quản lý: Sử dụng vé xe khách điện tử đơn vị sẽ tiết kiệm được thời gian in vé, bán vé đến tận tay khách hàng, tiết kiệm chi phí nhân lực, chi phí in ấn cho khách hàng.
(2) Lợi ích của vé xe khách điện tử đối với khách hàng
- Tiết kiệm thời gian: Khách hàng có thể mua vé bất cứ ở đâu khi nào
- Có thể check được các chuyến đi phù hợp, kiểm tra vé còn hay hết
- Tránh rủi ro về vé: vé giả, làm rơi vé, rách vé là rủi ro thường xuyên xảy ra đối với vé giấy tuy nhiên nếu khách hàng mua vé điện tử sẽ tránh được triệt để các rủi ro này.
Tiết kiệm chi phí in ấn vé: Do không phải in vé ra giấy nên nhà cung cấp dịch vụ tiết kiệm được việc in ấn vé cho khách hàng của mình.
Vé xe khách điện tử hiện mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đơn vị kinh doanh, theo đó nâng cao chất lượng phục vụ giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế so với các đơn vị khác.
Tuy nhiên, song song với lợi ích nhận được thì doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ phải tuân thủ các quy định của Pháp luật về hóa đơn chứng từ điện tử.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề Quy định về vé xe khách điện tử đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo bản án tranh chấp đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm khi đi làm để làm gì?
- Thủ tục đóng thuế đất hàng năm năm 2023 như thế nào?
- Hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hoá đơn vận tải hành khách được quy định Thông tư này có các loại sau đây:
– Hoá đơn giá trị gia tăng là hoá đơn cung ứng dịch vụ vận tải hành khách dành cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
– Hoá đơn bán hàng là hoá đơn cung ứng dịch vụ vận tải hành khách dành cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
– Tem, vé, thẻ các loại.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định các loại hoá đơn nêu rõ:
“5.Các loại hóa đơn khác, gồm:
a) Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;
b) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan”.
Theo quy định này thì vé xe khách điện tử chính là một loại hóa đơn điện tử đặc biệt. Do đó phải được doanh nghiệp chuyển dữ liệu về cơ sở dữ liệu Tổng cục Thuế và quản lý theo chế độ của hóa đơn chứng từ điện tử.
– Khi cung cấp dịch vụ vận tải cho khách hàng, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách phải lập và giao hoá đơn cho khách hàng có ghi đầy đủ các nội dung trên hoá đơn.
– Hoá đơn phải được sử dụng theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn. Nội dung lập hóa đơn phải được ghi thống nhất trên tất cả các liên của cùng một số hoá đơn.
– Các loại hoá đơn vận tải hành khách theo tuyến cố định đã được thông báo phát hành với Cục Thuế địa phương nơi đơn vị kinh doanh vận tải hành khách đặt trụ sở (hoặc trụ sở chi nhánh), đơn vị kinh doanh vận tải hành khách được sử dụng để lập trên các tuyến đơn vị đã đăng ký trong phạm vi cả nước.
– Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải hành khách có uỷ nhiệm lập hoá đơn cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách khác hoặc các bến xe thì phải cung cấp hoá đơn vận tải hành khách của đơn vị cho các đơn vị được uỷ nhiệm theo quy định tại Điều 19, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và Điều 15 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
– Trường hợp các bến xe huy động xe của đơn vị không kinh doanh vận tải hành khách hoặc xe của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách không có uỷ nhiệm lập hoá đơn cho việc điều động xe tham gia vào việc hỗ trợ, giải quyết nhu cầu vận tải hành khách lúc cao điểm trong các dịp lễ, tết… thì bến xe tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn của bến xe để lập và giao cho khách hàng theo quy định. Doanh thu kinh doanh vận tải hành khách khai thác từ các đầu xe được huy động nêu trên được xác định là doanh thu của bến xe và bến xe có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo quy định.