Xin chào mọi người và Luật Sư. Tiền gửi ký quỹ hiện nay là một loại hình khá phổ biến và được nhiều doanh nghiệp tin dùng. Tuy nhiên để mà nói hiểu về pháp luật nước ta quy định như thế nào về tiền gửi ký quỹ thì rất ít người biết đến. Hiện nay tiền gửi ký quỹ có được rút trước hay không cũng là một câu hỏi được quan tâm khá nhiều. Chính vì thế bài viết sau đây từ luatsu247 sẽ giải đáp một phần thắc mắc của mọi người.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Luật Du lịch năm 2017
- Bộ luật Lao động năm 2019
- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP
- Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
- Nghị định số 21/2021/NĐ-CP
Tiền gửi ký quỹ có được rút trước hạn?
Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015, ký quỹ là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.
Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
… 3. Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Khoản 1, 2, Điều 39 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 quy định thi hành Bộ Luật dân sự quy định:
“Điều 39. Việc gửi, thanh toán tiền được dùng để ký quỹ
- Khoản tiền được dùng để ký quỹ (sau đây gọi là tiền ký quỹ) được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Tiền ký quỹ và việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định”.
Theo Điều 40 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ:
“1. Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
… b) Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;
c) Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;
d) Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ;…
- Bên ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
… b) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
c) Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý;…”.
Các loại tiền ký quỹ khác nhau có quy định khác nhau
Theo quy định hiện hành, tùy theo loại hình hoạt động cụ thể, các loại tiền ký quỹ khác nhau có quy định khác nhau về đối tượng phạm vi áp dụng, thời hạn, phương thức tính lãi cũng như quy định về nộp tiền ký quỹ, rút tiền ký quỹ…, như:
-Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế thực hiện ký quỹ theo quy định tại Luật Du lịch năm 2017; Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 (đã được sửa đổi, bổ sung);
-Doanh nghiệp cho thuê lại lao động ký quỹ theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020;
-Doanh nghiệp và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện ký quỹ theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020; Nghị định số 112/2021/NĐ-CP ngày 10/12/2021;
-Doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện ký quỹ theo quy định tại Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018; Thông tư số 29/2018/TT-NHNN ngày 30/11/2018.
-Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm thực hiện ký quỹ theo quy định tại Nghị định số 52/2014/NĐ-CP ngày 23/5/2014;
-Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016;
-Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 hướng dẫn Luật Đầu tư có quy định về ký quỹ của nhà đầu tư (Điều 27);
-Đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu sắt, thép phế liệu thực hiện ký quỹ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.
Như vậy, theo các quy định nêu trên, tùy theo loại tiền ký quỹ khác nhau, việc áp dụng theo quy định về tiền gửi có kỳ hạn (Thông tư số 49/2018/TT-NHNN), quy định áp dụng lãi suất đối với trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại tổ chức tín dụng (Thông tư số 04/2011/TT-NHNN)… là không giống nhau đối với mỗi trường hợp cụ thể.
Quy định về tiền gửi ký quỹ như thế nào?
Ký quỹ được hiểu là một loại tiền gửi không có kỳ hạn hoặc có kỳ hạn của một công ty hay một tổ chức tại ngân hàng có dịch vụ gửi tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật. Số tiền gửi này chính là một sự đảm bảo về mặt tài chính của công ty hay doanh nghiệp đối với tổ chức ngân hàng cùng các bên liên quan.
Luật quy định, ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định về việc gửi, thanh toán tiền được dùng để ký quỹ như sau:
Về khoản tiền được dùng để ký quỹ (sau đây gọi là tiền ký quỹ) được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
Việc tiền ký quỹ và việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định;
Nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm thì tiền ký quỹ được dùng để thanh toán nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại sau khi trừ phí dịch vụ (sau đây gọi là thanh toán nghĩa vụ).
Theo các quy định trên thì các tài sản không được sử dụng để ký quỹ bao gồm: động sản, ngoại trừ kim khí quý hoặc đá quý, bất động sản và quyền tài sản.
Đồng thời, nếu theo đúng quy định trên thì luôn có 3 bên tham gia và giao dịch ký quỹ, đó là bên có nghĩa vụ (bên ký quỹ), bên có quyền (bên nhận ký quỹ) và tổ chức tín dụng. Thủ tục gửi và thanh toán ký quỹ được thực hiện theo quy định của pháp luật1 cũng thường có sự tham gia của các tổ chức tín dụng như ký quỹ để đỉ làm việc ỏ nước ngoài, ký quỹ để cho thuê lại lao động, ký quỹ bảo đảm dự thầu hay ký quỹ để xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.
Ngoài ra, ký quỹ đã từng được pháp luật quy định là một biện pháp bảo đảm hình sự, theo đó người phạm pháp phải ký quỹ một số tiền để “bảo đảm việc người phạm phốp ra hầu tòa và việc bắt giam ngưòi ấy”(nay gọi là bảo lĩnh và đặt tiền trong tố tụng hình sự). Đối với lĩnh vực ngân hàng thì việc ký quỹ có thể chỉ có sự tham gia của hai bên là bên ký quỹ (bên có nghĩa vụ).và bên tổ chức tín dụng (cũng đồng thời là bên có quyền và bên nhận ký quỹ, thay vì lại phải ký quỹ ỏ một tổ chức tín dụng khác).
Hay theo một số quy định khác thì giao dịch ký quỹ lại không nhất thiết phải có sự tham gia của tổ chức tín dụng. Chẳng hạn, các công ty chứng khoán cũng thực hiện việc ký quỹ. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 cũng quy định: “Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán”.
Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã không bao quát được các trường hợp theo quy định của pháp luật ngân hàng và trên thực tế lâu nay là ngoài trường hợp ký quỹ ba bên, thì đang thừa nhận quan hệ ký quỹ chỉ có hai bên. Những vấn đề bất cập về việc ký quỹ này cũng đã được Hội đồng thẩm định dự thảo Bộ luật Dân sự tại Bộ Tư pháp kiến nghị, nhưng đã không được xử lý.
Có bắt buộc trả tiền gửi ký quỹ qua tài khoản thanh toán của khách hàng
Theo Điều 330 Bộ luật Dân sự năm 2015: “1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ…
3.Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Khoản 22 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng”.
Do vậy, hoạt động nhận và chi trả tiền gửi ký quỹ không có quy định bắt buộc phải thực hiện qua tài khoản thanh toán của khách hàng ký quỹ.
Khuyến mại
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật tiền tệ Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về tiền gửi ký quỹ”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về thủ tục ly hôn tại nơi tạm trú. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hạch toán chi phí xây dựng cơ bản
- Cho thuê chung cư theo giờ Hà Nội
- Viên chức có được làm kế toán doanh nghiệp không?
- Viên chức có được làm thêm không?
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên ký không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tổ chức tín dụng nơi ký sẽ dùng tài khoản đó để thanh toán cho bên có quyền. Nếu bên có quyền bị thiệt hại do bên kia không thực hiện nghĩa vụ gây ra thì tổ chức tín dụng dùng tài khoản đó để bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, tổ chức tín dụng có quyền thu một khoản chi phí dịch vụ từ tài khoản đó trước khi thực hiện việc thanh toán và bồi thường.
Mục đích là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên có quyền bằng một tài khoản ký quỹ. Bên thực hiện gửi một khoản tài sản ký quỹ vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng. Trong trường hợp mà bên ký không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc thực hiện nhưng thực hiện không đúng thì tổ chức tín dụng nhận ký quỹ sẽ giao cho bên có quyền tài sản ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ.
– Ký quỹ mở L/C
– Ký quỹ bảo lãnh
– ký quỹ để đảm bảo cho việc phát hành thẻ tín dụng tại ngân hàng
– Ký quỹ thực hiện nghiệp vụ forward tại ngân hàng muốn gửi
– Ký quỹ để được phép hoạt động một số ngành nghề theo quy định