Quy định về thương lượng tập thể trong lao động?

29/11/2021
582
Views

Xin chào luật sư, tôi năm nay 20 tuổi là công nhân của một nhà máy sản xuất đường ngọt. Vì mới vào nhà máy làm việc nên các vấn đề về chế độ và đời sống công nhân tôi chưa được hiểu rõ. Trong đó có các nội dung liên quan tới thương lượng tập thể ở nơi làm việc. Chính vì thế tôi muốn hỏi luật sư quy định về thương lượng tập thể trong lao động như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2019

Nội dung tư vấn

Bộ luật lao động năm 2019 được ban hành đã có những điều chỉnh mới trong lĩnh vực lao động. Một trong số nhừng điều chỉnh đó là các quy định về thương lượng tập thể. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây:

Thương lượng lao động tập thể là gì?

Điều 65 Bộ luật lao động 2019 quy định về thương lượng tập thể như sau:

Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch.

Nội dung tiến hành thương lượng lao động tập thể?

Theo Điều 67 Bộ luật lao động năm 2019, nội dung thương lượng lao động tập thể như sau:

+ Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;

+ Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;

+ Bảo đảm việc làm đối với người lao động;

+ Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;

+ Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;

+ Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;

+ Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

+ Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Tổ chức đại diện người lao động có quyền gì trong thương lượng lao động tập thể?

Căn cứ theo Điều 68 Bộ luật lao động năm 2019, tổ chức đại diện người lao động có quyền sau đây:

+ Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

+ Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này thì tổ chức có quyền yêu cầu thương lượng là tổ chức có số thành viên nhiều nhất trong doanh nghiệp. Các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khác có thể tham gia thương lượng tập thể khi được tổ chức đại diện người lao động có quyền yêu cầu thương lượng tập thể đồng ý.

+ Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không có tổ chức nào đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này thì các tổ chức có quyền tự nguyện kết hợp với nhau để yêu cầu thương lượng tập thể nhưng tổng số thành viên của các tổ chức này phải đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều này.

+ Chính phủ quy định việc giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền thương lượng tập thể.

Thành phần tham gia thương lượng tập thể?

Số lượng người tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do các bên thỏa thuận.

Thành phần tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do bên đó quyết định.

Trường hợp bên người lao động có nhiều tổ chức đại diện tham gia thương lượng tập thể theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện có quyền yêu cầu thương lượng quyết định số lượng đại diện của mỗi tổ chức tham gia thương lượng.

Trường hợp bên người lao động có nhiều tổ chức đại diện tham gia thương lượng tập thể theo quy định tại khoản 3 Điều 68 của Bộ luật này thì số lượng đại diện của mỗi tổ chức do các tổ chức đó thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì từng tổ chức xác định số lượng đại diện tham gia tương ứng theo số lượng thành viên của tổ chức mình trên tổng số thành viên của các tổ chức.

Mỗi bên thương lượng tập thể có quyền mời tổ chức đại diện cấp trên của mình cử người tham gia là đại diện thương lượng và bên kia không được từ chối. Đại diện thương lượng tập thể của mỗi bên không được vượt quá số lượng quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp được bên kia đồng ý.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Quy định về thương lượng tập thể trong lao động?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thời gian thương lượng tập thể kéo dài bao lâu?

Thời gian thương lượng tập thể không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thời gian tham gia các phiên họp thương lượng tập thể của đại diện bên người lao động được tính là thời gian làm việc có hưởng lương. Trường hợp người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tham gia các phiên họp thương lượng tập thể thì thời gian tham gia các phiên họp không tính vào thời gian quy định tại khoản 2 Điều 176 của Bộ luật lao động năm 2019.

Thương lượng lao động có cần lập biên bản không?

Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản; trong đó ghi rõ nội dung đã được các bên thống nhất, nội dung còn ý kiến khác nhau. Biên bản thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện các bên thương lượng và của người ghi biên bản. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở công bố rộng rãi; công khai biên bản thương lượng tập thể đến toàn bộ người lao động.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận