Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng hiện nay như thế nào?

26/05/2022
Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng hiện nay như thế nào
513
Views

Chào Luật sư, tôi có ký kết hợp đồng với đối tác. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng tôi nhận thấy có một số bất cập. Tôi có thể sửa đổi, bổ sung hợp đồng được không? Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng có bắt buộc hai bên cùng đồng ý hay không? Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng hiện nay như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung thay đổi các nội dung hợp đồng đã ký, nhưng trường hợp nào được tự thay đổi hợp đồng, trường hợp nào các bên phải đồng thuận trong thỏa thuận, và thỏa thuận sửa đổi hợp đồng, bổ sung hợp đồng như thế nào hợp pháp? Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.

Sửa đổi, bổ sung hợp đồng là gì?

Sửa đổi; bổ sung hợp đồng là dạng thỏa thuận giữa các bên giao kết hợp đồng xác lập việc thay đổi nội dung của hợp đồng đã ký kết. Việc sửa đổi hợp đồng có thể thực hiện nhiều lần; vào nhiều thời điểm; có thể sửa đổi một hoặc nhiều nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải tuân thủ quy định về hình thức thỏa thuận và nội dung thỏa thuận mới phát sinh hiệu lực áp dụng cho các bên khi thực hiện hợp đồng.

Thỏa thuận sửa đổi; bổ sung hợp đồng có thể thể hiện bằng một hợp đồng cụ thể; bằng một phụ lục hợp đồng hoặc một thỏa thuận dân sự độc lập giữa các bên ký kết hợp đồng.

Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng hiện nay như thế nào
Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng hiện nay như thế nào

Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng hiện nay như thế nào?

Tại Điều 241 Bộ luật dân sự 2015 quy định

“1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.

3. Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.”

Theo quy định này thì sửa đổi hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc thay đổi một hoặc một sô điều khoản của hợp đồng đã có hiệu lực. sửa đổi hợp đồng có một sô đặc điểm sau:

+ Là sự thỏa thuận của các bên. Các bên có thể thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng khi giao kết hợp đồng hoặc khi hợp đồng đã có hiệu lực;

+ Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được tiến hành khi hợp đồng đã có hiệu lực. Bởi vì; nếu hợp đồng chưa có hiệu lực thì không coi là sửa đổi hợp đồng mà đó chỉ là quá trình các bên thay đổi các nội dung thỏa thuận trong quá trình giao kết hợp đồng;

+ Việc sửa đổi hợp đồng chỉ làm thay đổi một hoặc một sộ điều khoản của hợp đồng đã có hiệu lực. Nếu Y iệc sửa đổi hợp đồng làm thay đổi toàn bộ các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thì đó là sự thay thế hợp đồng đã có hiệu lực bằng một bản hợp đồng mới chứ không còn là sửa đổi hợp đồng;

+ Khi hợp đồng được sửa đổi thì phần bị sửa đổi sẽ không còn giá trị; phần sửa đổi sẽ có giá trị kể từ thời điểm việc sửa đổi có giá trị pháp lý.

Điều kiện sửa đổi hợp đồng quy định ra sao?

Trong một số trường hợp; việc sửa đổi hợp đồng không dựa trên sự thỏa thuận của các bên mà do pháp luật quy định. Tuy nhiên; việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp này chỉ được thực hiện khi có những điều kiện nhất định. Ví dụ; theo quy định tại Điều 420 BLDS; việc sửa đổi hợp đồng được thực hiện khi có các điều kiện sau:

+ Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 420;

+ Một bên bị ảnh hưởng đến lợi ích do hoàn cảnh thay đổi;

+ Các bên không thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thòi hạn hợp lý. Trong trường hợp này; việc sửa đổi hợp đồng do Tòa án thực hiện mà không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.

Việc sửa đổi hợp đồng phải được thực hiện theo hình thức của hợp đồng. Quy định này chỉ áp dụng đối với các hợp đồng mà pháp luật quy định bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản; được công chứng; chứng thực; đăng ký hoặc cho phép. Đối với các trường hợp pháp luật không có quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng thì việc sửa đổi hợp đồng không bắt buộc phải tuân theo hình thức của hợp đồng.

Thời điểm phát sinh hiệu lực của việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng

Việc sửa đổi; bổ sung hợp đồng chính đã ký phát sinh hiệu lực áp dụng cho các bên thực hiện hợp đồng như sau:

Thứ nhất; đối với hợp đồng có công chứng; chứng thực thì thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm công chứng hoặc thời điểm ghi nhận trong thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

Thứ hai; đối với hợp đồng không công chứng thì thì thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm ký kết hoặc thời điểm ghi nhận trong thỏa thuận sửa đổi; bổ sung hợp đồng.

Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng hiện nay như thế nào
Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng hiện nay như thế nào

Tranh chấp hợp đồng liên quan đến sửa đổi, bổ sung hợp đồng

Thực tiễn với vai trò Luật sư kinh tế, chúng tôi thấy rằng dạng tranh chấp phổ biến liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng thường xảy ra là bên bị bất lợi khi triển khai hợp đồng cố tình không thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Vì vậy phát sinh việc tranh chấp, yêu cầu bồi thường thiệu hại.

Dạng tranh chấp thứ hai đó là thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng được giao kết vô hiệu không phát sinh nghĩa vụ cho các bên, từ đó bên có quyền lợi bị ảnh hưởng khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng hiện nay như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến trích lục đăng ký kết hôn online; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; tạm ngừng kinh doanh; cấp bản sao trích lục kết hôn…. của Luật Sư , hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

 Hợp đồng khi sửa đổi mà công ty đối tác không biết thì có giá trị không?

Nhiều trường hợp khi hợp đồng xảy ra tranh chấp, đối tác nói rằng công ty họ không biết để phụ lục sửa đổi, điều chỉnh hợp đồng nên họ không thực hiện. Giải quyết vướng mắc này bạn nên biết giá trị của thỏa thuận sửa đổi hợp đồng nằm ở việc đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết đúng quy định pháp luật chứ không phụ thuộc vào việc công ty chủ quản có nắm bắt được nội dung sửa đổi, bổ sung của hợp đồng hay không.

Hợp đồng có được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho cùng một nội dung không?

Tự do thỏa thuận, tự do hợp đồng là quyền của các bên nên đương nhiên không có quy định pháp luật nào cấm điều này.

Thỏa thuận sửa đổi hợp đồng xong muốn thay đổi thì phải làm sao?

ợp đồng sau khi đã sửa đổi xong thì nội dung sửa đổi được coi là nội dung thực hiện theo hợp đồng. Do đó khi muốn thay đổi, chấm dứt, hủy bỏ nội dung này thì các bên phải tuân thủ quy định của Bộ luật dân sự 2015 về từng trường hợp nói trên để tiến hành.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.