Quy định về phân loại lao động theo điều kiện lao động?

11/06/2022
Quy định về phân loại lao động theo điều kiện lao động?
582
Views

Từ ngày 15/4/2022, Phân loại lao động theo điều kiện lao động được đề cập tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH về việc quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động ban hành ngày 28/12/2021. Để hiểu rõ hơn quy định về phân loại lao động mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Quy định về phân loại lao động theo điều kiện lao động?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm lao động là gì?

Lao động là việc thực hiện công việc nhất định của người lao động theo thoả thuận với người sử dụng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Điều kiện lao động là gì ?

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế; kĩ thuật thể hiện bằng các công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động; quy trình công nghệ trong một không gian nhất định và việc bố trí, sắp xếp; tác động qua lại giữa các yếu tố đó đối với người lao động, tạo nên một điều kiện nhất định cho người lao động trong quá trình làm việc.

Điều kiện lao động gồm: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; địa điểm làm việc, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp, định mức lao động đối với người lao động.

Những điều kiện này được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau phù hợp với các đối tượng lao động khác nhau; như điều kiện lao động đối với lao động nữ; điều kiện lao động đối với lao động người chưa thành niên; điều kiện lao động đối với lao động là người cao tuổi; điều kiện lao động đối với lao động là người tàn tật; điều kiện lao động đối với lao động có trình độ chuyên môn; kĩ thuật cao, điều kiện lao động đối với một số loại lao động khác…

Quy định về phân loại lao động theo điều kiện lao động?

Quy định về phân loại lao động theo điều kiện lao động?
Quy định về phân loại lao động theo điều kiện lao động?

Theo đó, tại Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định phân loại lao động theo điều kiện lao động như sau:

– Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề; công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.

– Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề; công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.

– Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề; công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.

Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.

Ngoài ra, tại Điều 6 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH còn quy định phương pháp; quy trình xác định điều kiện lao động, như sau:

– Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá, xác định điều kiện lao động.

– Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động:

Bước 1

Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH (sau đây gọi tắt là Phụ lục I).

Bước 2

Lựa chọn ít nhất 06 (sáu) yếu tố đặc trưng tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ 3 nhóm yếu tố trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I.

Bước 3

Chọn 01 (một) chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm, trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

+ Thang điểm để đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của từng yếu tố là thang điểm 6 (sáu) quy định tại Phụ lục I. Mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm càng lớn thì điểm càng cao.

+ Thời gian tiếp xúc của người lao động với các yếu tố dưới 50% thời gian của ca làm việc thì điểm số hạ xuống 01 (một) điểm. Đối với hóa chất độc, điện từ trường, rung, ồn, bức xạ ion hóa, thay đổi áp suất, yếu tố gây bệnh truyền nhiễm thì điểm xếp loại hạ xuống 01 (một) điểm khi thời gian tiếp xúc dưới 25% thời gian của ca làm việc.

+ Đối với các yếu tố quy định thời gian tiếp xúc cho phép thì hạ xuống 01 (một) điểm nếu thời gian tiếp xúc thực tế khi làm việc dưới 50% thời gian tiếp xúc cho phép.

+ Đối với những yếu tố có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu (từ 02 chỉ tiêu trở lên) để đánh giá thì chỉ chọn 01 chỉ tiêu chính để đánh giá và cho điểm; có thể đánh giá các chỉ tiêu khác nhằm tham khảo, bổ sung thêm số liệu cho chỉ tiêu chính.

Bước 4

Tính điểm trung bình các yếu tố theo công thức:

Bước 5

Tổng hợp kết quả vào phiếu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và xác định điều kiện lao động theo điểm trung bình các yếu tố (X)  như sau:

+ X ≤ 1,01: Điều kiện lao động loại I;

+ 1,01 < X ≤ 2,22: Điều kiện lao động loại II;

+ 2,22 < X ≤ 3,37: Điều kiện lao động loại III;

+ 3,37 < X ≤ 4,56: Điều kiện lao động loại IV;

+ 4,56 < X ≤ 5,32: Điều kiện lao động loại V;

+ X > 5,32: Điều kiện lao động loại VI.

Các yếu tố khác tác động đến quan hệ lao động

Tính đến hết tháng 12/2016, cả nước có có 220 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động thu hút 2,8 triệu lao động vào làm việc tại các khu công nghiệp tập trung, trong đó có khoảng 50-60% lao động đến từ các địa phương khác. Việc hình thành các khu công nghiệp tập trung tạo nên sự dịch chuyển, tập trung lực lượng lao động trên cùng một địa bàn dân cư, gây mất cân đối, thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi, nhất là vấn đề nhà ở, trường học, nhà mẫu giáo, các thiết chế văn hóa. Vì vậy, quan tâm giải quyết các điều kiện về nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng có tác động tích cực đến quan hệ lao động.

Về nhà ở công nhân khu công nghiệp

Việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở công nhân đã được Chính phủ đưa vào Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Đồng thời Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội nhằm tạo điều kiện cho những người lao động có thu nhập thấp được sở hữu nhà ở.

Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, tính đến hết năm 2016; cả nước đã hoàn thành 179 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân, người thu nhập thấp. Trong đó, có 97 dự án nhà ở xã hội cho công nhân; 82 dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp. Tổng cộng cung cấp khoảng 71.150 căn hộ, tương đương 3,7 triệu m2 với mức đầu tư 25.900 tỉ đồng.

Để hỗ trợ công nhân, người có thu nhập thấp; các địa phương trong cả nước đang triển khai 70 dự án nhà ở xã hội cho công nhân; 121 dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp. Tổng số căn hộ sẽ là 163.800, mức đầu tư khoảng 71.800 tỉ đồng. Con số trên tuy không nhỏ nhưng mới chỉ đạt 28% so với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia.

Tuy nhiên, kết quả thực hiện các dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp mới đáp ứng được khoảng 15-20% nhu cầu về nhà ở của công nhân; số còn lại đã phải thuê nhà trọ bên ngoài; điều kiện sinh hoạt đa phần là thiếu thốn, chật chội với giá thuê từ 500.000-700.000 đồng/người/tháng.

Đời sống văn hóa tinh thần

Để xây dựng đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp gắn với các thiết chế văn hóa tinh thần, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1780/QĐ-TTg ngày 12/10/2011 phê duyệt Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các Khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Mới đây, ngày 12/5/2017; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 655/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp; khu chế xuất” giao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì triển khai thực hiện. Triển khai các Quyết định nêu trên, nhiều địa phương đã quan tâm quy hoạch; đầu tư xây dựng, đưa vào hoạt động các nhà văn hóa, câu lạc bộ công nhân.

Việc đầu tư xây dựng các trung tâm văn hóa; phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân; và người lao động tại khu công nghiệp mới chỉ là những việc làm bước đầu. Hiện nay, cả nước mới có 33 cung văn hóa, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa lao động cấp tỉnh; 20 nhà văn hóa lao động cấp huyện; trên 100 nhà văn hóa lao động trong các doanh nghiệp; tại 98 khu công nghiệp mới chỉ có 6 khu công nghiệp có trung tâm văn hóa, thể thao đạt tỷ lệ 6%; có 28% doanh nghiệp tổ chức các cuộc giao lưu, liên hoan, hội diễn văn nghệ; 31% doanh nghiệp tổ chức luyện tập, thi đấu thể thao.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề: “ Quy định về phân loại lao động theo điều kiện lao động? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân , đăng ký nhãn hiệu ,thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Các tiêu chuẩn lao động tác động đến quan hệ lao động?

Quy định về tiền lương
Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Quy định về An toàn và vệ sinh lao động
Tiêu chuẩn về phúc lợi và an sinh xã hội

Quan hệ pháp luật lao động là gì?

Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.