Quy định về hóa đơn của hộ kinh doanh như thế nào?

30/08/2022
Quy định mới nhất về hóa đơn của hộ kinh doanh
413
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Nguyễn Hoài Tươi, gia đình tôi là một hộ kinh doanh nhỏ. Vừa rồi tôi có tìm hiểu về hóa đơn đối với hộ kinh doanh là như thế nào, nhưng tôi chưa thật sự hiểu lắm về vấn đề này. Vậy luật sư có thể giải đáp kĩ hơn thắc mắc của tôi quy định về hóa đơn của hộ kinh doanh hay không? Mong luật sư giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Quy định mới nhất về hóa đơn của hộ kinh doanh” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Hóa đơn của hộ kinh doanh là gì?

Hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn VAT do chính Bộ Tài chính phát hành hoặc do doanh nghiệp tự in ra sau khi đã đăng ký mẫu với cơ quan thuế. Hóa đơn sẽ do bên cung ứng sản phẩm, dịch vụ xuất, được dùng để làm căn cứ xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước.

– Người mua sẽ có trách nhiệm lưu giữ hóa đơn, đây là căn cứ để kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào cũng như hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh. Ngoài ra hóa đơn còn được dùng để thanh quyết toán tài chính cho cơ quan. Chúng còn là bằng chứng về việc mua bán hàng hóa dịch vụ. Đối với mối quan hệ giữa cơ quan thuế và công ty thì hóa đơn giá trị gia tăng sẽ là chứng từ cơ sở ban đầu dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch toán chi phí thực tế phát sinh, hoàn thuế và xác định những chi phí hợp lệ khi tính thuế.

– Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ bắt buộc phải có hóa đơn. Việc lập hóa đơn là trách nhiệm của người bán hàng hóa, dịch vụ. Hóa đơn là căn cứ để kê khai tính thuế giá trị gia tăng đầu ra và hạch toán doanh thu cho doanh nghiệp.

Hiện nay, các doanh nghiệp đã được phép tự in hoặc đặt in hóa đơn giá trị gia tăng và có thể tự thực hiện việc phát hành hóa đơn. Cơ quan thuế chỉ phát hành hóa đơn lẻ, biên lai thu phí, các loại lệ phí theo luật định và có vai trò quản lý việc phát sinh và sử dụng hóa đơn của đơn vị.

Quy định mới nhất về hóa đơn của hộ kinh doanh
Quy định mới nhất về hóa đơn của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể có được xuất hóa đơn không?

Căn cứ vào Điều 5 của Thông tư số 119/2014/TT-BTC ban hành ngày 25/8/2014, Bộ Tài chính đã định nghĩa hóa đơn GTGT là loại hóa đơn được dùng cho các tổ chức khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Cụ thể, hóa đơn sẽ được áp dụng cho các hoạt động sau:

– Bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Hoạt động xuất vào khu phi thuế quan và những trường hợp được coi như xuất khẩu.

Tại Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 số 31/2013/QH13, ban hành ngày 19/6/2013, Quốc hội đã quy định phương pháp khấu trừ sẽ chỉ áp dụng với các đối tượng là các cơ sở kinh doanh có thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. Cụ thể bao gồm:

– Các cơ sở kinh doanh có doanh thu mỗi năm từ hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đạt khoảng 1 tỷ đồng trở lên, ngoại trừ các hộ và cá nhân kinh doanh.

– Các cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện sẽ áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế, ngoại trừ các hộ và cá nhân kinh doanh.

Như vậy, căn cứ các quy định pháp luật liên quan tới hóa đơn bên trên thì các hộ kinh doanh cá thể không phải là đối tượng được khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Điều này đồng nghĩa rằng: các hộ kinh doanh cá thể sẽ không được xuất hóa đơn GTGT.

Trường hợp các hộ kinh doanh muốn được xuất hóa đơn thì bắt buộc phải tiến hành chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT hiện hành.

Hộ gia đình mua hóa đơn bằng cách nào?

Hộ kinh doanh muốn sử dụng hóa đơn GTGT (hóa đơn trực tiếp không có VAT) để phục vụ nhu cầu trả hóa đơn cho khách khi khách cần. Bạn có thể lựa chọn việc xin cấp hóa đơn theo cuốn hóa đơn của cơ quan thuế để quản lý sử dụng và xuất chủ động cho khách hàng hoặc bạn có thể lựa chọn mua hóa đơn lẻ theo từng lần phát sinh khi có nhu cầu thì làm thủ tục với cơ quan thuế.

Theo điểm a Khoản 2 điều 12 Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định về trách nhiệm mua hóa đơn như sau:

a) Trách nhiệm của tổ chức, hộ, cá nhân

Doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành khi mua hóa đơn phải có đơn đề nghị mua hóa đơn (mẫu số 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) và kèm theo các giấy tờ sau:

– Người mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, chủ hộ kinh doanh ủy quyền bằng giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về giấy chứng minh nhân dân.

– Tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn lần đầu phải có văn bản cam kết (Mẫu số 3.16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

Khi đến mua hóa đơn, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế nơi mua hóa đơn.

Theo Khoản 4 điều 1 thông tư số 37/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của bộ tài chính, thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của bộ tài chính quy định như sau: 

“b) Trách nhiệm của cơ quan thuế 

Cơ quan thuế bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng. 

Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển năm mươi (50) số cho mỗi loại hóa đơn. Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo. 

Đối với các lần mua hóa đơn sau, căn cứ đề nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày, số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó. 

Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế bán cho hộ, cá nhân kinh doanh hóa đơn lẻ (01 số) theo từng lần phát sinh và không thu tiền. 

Tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành chuyển sang tự tạo hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in hoặc hóa đơn điện tử để sử dụng thì phải dừng sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tự tạo theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này.” 

Như vậy, bạn có thể liên hệ đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp để làm thủ tục mua hóa đơn để sử dụng và xuất cho khách hàng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của hộ kinh doanh cửa hàng tạp hóa của bạn.

Và việc kê khai thuế khoán của bạn nếu bạn quản lý doanh thu và sử dụng hóa đơn cuốn thì bạn sẽ theo dõi và nộp thuế của hộ kinh doanh theo doanh thu trên toàn bộ hóa đơn bạn xuất cho khách hàng. Doanh thu này sẽ là căn cứ để xác định tiền thuế của hộ kinh doanh của bạn thay vì doanh thu ước tính như trường hợp không sử dụng hóa đơn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Quy định về hóa đơn của hộ kinh doanh”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh, báo cáo quyết toán thuế, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng được thành lập hộ kinh doanh là ai?

Đối tượng được thành lập hộ kinh doanh:
– Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Một nhóm cá nhân có đủ điều kiện vừa nêu.
– Hộ gia đình.

Khi nào phải đăng ký kinh doanh?

Mọi hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh trừ các ngành sau:
– Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối.
– Bán hàng rong, quà vặt.
– Buôn chuyến.
– Kinh doanh lưu động.
– Làm dịch vụ có thu nhập thấp. (Mức thu nhập thấp này sẽ do UBND tỉnh quy định)

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh?

Để đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh, cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh
Hồ sơ gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
+ Bản sao có chứng thực CMND còn hiệu lực của cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
+ Hợp đồng thuê địa điểm hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh nộp tại Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện để đăng ký kinh doanh.
Phòng Tài chính Kế hoạch sẽ kiểm tra thông tin hồ sơ đầy đủ và hợp lệ bao gồm: ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm; tên hộ kinh doanh phù hợp; nộp đủ lệ phí thì trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày trao Giấy biên nhận, sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.