Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp là hệ thống các yêu cầu cơ bản về năng lực nghề nghiệp mà nhà giáo cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp ở các cấp trình độ đào tạo. Vậy chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 143/2016/NĐ-CP
- Nghị định 24/2022/NĐ-CP
- Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp
Theo quy định tại Nghị định 24/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“Đối với đào tạo trình độ sơ cấp:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;
b) Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
c) Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo.”
Quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp
Yêu cầu về năng lực chuyên môn
Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy để dạy trình độ sơ cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.
- Nắm vững kiến thức của mô-đun được phân công giảng dạy.
- Có kiến thức về các mô-đun liên quan trong nghề.
- Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề được phân công giảng dạy.
- Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình mô-đun được phân công giảng dạy.
- Biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ của nghề được phân công giảng dạy.
Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ
Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học
Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Yêu cầu về năng lực sư phạm
Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy
- Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp hoặc tương đương trở lên.
- Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 6 tháng.
Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy
- Lập được kế hoạch giảng dạy mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học.
- Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.
- Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình mô-đun được phân công giảng dạy.
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.
Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy
- Tổ chức dạy học phù hợp với nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.
- Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.
- Vận dụng một số phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của người học.
- Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học
- Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với mô-đun được phân công giảng dạy.
- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học
- Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.
- Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy
- Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp.
- Tham gia chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ sơ cấp.
Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục
- Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.
- Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.
Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập
- Quản lý được các thông tin liên quan đến người học.
- Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.
Tiêu chuẩn 9 về Hoạt động xã hội
- Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học.
- Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Yêu cầu về năng lực phát triển nghề nghiệp
Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao
- Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; tham gia hội giảng các cấp.
- Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học
- Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.
- Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh giỏi các cấp.
Mời bạn xem thêm:
- Hợp đồng đào tạo giáo dục nghề nghiệp có được giao kết bằng lời nói?
- Chất lượng giáo dục trường tiểu học là gì theo quy định hiện nay?
- Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đơn xin xác nhận độc thân, đơn xin thay đổi tên trong giấy khai sinh, đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
- Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là chứng nhận một người lao động có đủ khả năng thực hiện các công việc đạt yêu cầu ở một bậc trình độ kỹ năng của một nghề.
Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.