Mở trường mầm non cần bằng cấp gì?

08/07/2022
Mở trường mầm non cần bằng cấp gì?
1006
Views

Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc. Trẻ em 05 tuổi sẽ được vào trường mầm non. Tùy điều kiện kinh tế cũng như nguyện vọng của phụ huynh mà chọn trường mầm non phù hợp cho trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể mở trường mầm non. Vậy mở trường mầm non cần bằng cấp gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Vị trí và vai trò của giáo dục mầm non

Theo Điều 23 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định như sau:

“Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.

Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”.

Mở trường mầm non cần bằng cấp gì?
Mở trường mầm non cần bằng cấp gì?

Chương trình mầm non phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

  • Thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non;
  • Quy định yêu cầu cần đạt ở mỗi độ tuổi, các hoạt động giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ em;
  • Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục mầm non.

Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục mầm non. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan.

Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở giáo dục mầm non. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non sau khi được thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn và việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non.

Mở trường mầm non cần bằng cấp gì?
Mở trường mầm non cần bằng cấp gì?

Mở trường mầm non cần bằng cấp gì?

Khi mở trường mầm non, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và giáo viên phải có những bằng cấp sau đây:

Những yêu cầu về bằng cấp của Hiệu trưởng khi mở trường mầm non tư thục

Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về những hoạt động khác trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Vì thế để có thể thành lập trường mầm non tư thục và trở thành một người cán bộ quản lý với tư cách là hiệu trưởng mầm non thì người được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường mầm non phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

  • Hiệu trưởng nhà trường, lớp mẫu giáo độc lập, nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Lúc được bổ nhiệm không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức biên chế nhà nước.
  • Tối thiểu phải có bằng trung cấp sư phạm mầm non. Có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
  • Tuy nhiên trong trường hợp yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, có thể có thời gian công tác trong ngành giáo dục mầm non ít hơn so với quy định.
  • Có chứng chỉ đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ. Có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.

Yêu cầu bằng cấp khi mở trường mầm non tư thục của Phó Hiệu trưởng

Phó Hiệu trưởng là ngư­ời giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và pháp luật. Nên người được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng nhà trường phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • Có bằng trung cấp sư phạm mầm non. Có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng. Có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định.
  • Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ. Có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật.

Yêu cầu về bằng cấp đối với giáo viên, nhân viên khi mở trường mầm non tư thục.

Giáo viên mầm non không chỉ là người chăm lo, dạy dỗ cho các bé, mà còn là những người đặt nền móng đầu tiên cho bước đường trưởng thành của một đứa trẻ. Do đó, yêu cầu về bằng cấp của giáo viên mầm non cũng phải chặt chẽ hơn.

  • Đối với đội ngũ giáo viên: Theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019, giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên thay vì tốt nghiệp trung cấp sư phạm như trước đây.
  • Đội ngũ y tế, kế toán đều phải có bằng trung cấp.
  • Đội ngũ văn thư, cấp dưỡng, bảo vệ phải được bồi dưỡng về vấn đề nghiệp vụ theo đúng quy định.

Giáo viên, nhân viên trong trường mầm non tư thục, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập phải có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và sức khỏe theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non.

Mở trường mầm non cần bằng cấp gì?
Mở trường mầm non cần bằng cấp gì?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mở trường mầm non cần bằng cấp gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đơn xin xác nhận độc thân, đơn xin thay đổi tên trong giấy khai sinh…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Giáo dục mầm non dành cho trẻ ở độ tuổi nào?

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.

Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm những trường nào?

Theo Điều 26 Luật Giáo dục 2019 quy định:
Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
1. Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;
2. Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;
3. Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi”
.

Phướng pháp giáo dục mầm non được quy định như thế nào?

Phương pháp giáo dục mầm non được quy định như sau:
– Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;
– Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.