Quy định về bệnh nghề nghiệp mới nhất như thế nào?

31/07/2023
Quy định về bệnh nghề nghiệp mới nhất
146
Views

Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, thành phần độc hại trong môi trường làm việc là một trong những yếu tố tác động khiến cho sức khỏe của người lao động bị suy giảm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng lao động và theo đó là nguyên nhân dẫn dến bệnh nghề nghiệp. Vậy pháp luật quy định về bệnh nghề nghiệp mới nhất như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tim hiểu các thông tin luật định về bệnh nghề nghiệp cũng như trình tự thủ tục thực hiện theo quy định pháp luật. Mời quý đọc giả đón theo dõi!

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014
  • Quyết định số 166/QĐ-BHXH
  • Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg

Bệnh nghề nghiệp là gì?

Người lao động bị tác động trưc tiếp đến sức khỏe khi tiếp xúc trong môi trường lao động có phải là bệnh nghề nghiệp không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về bệnh nghề nghiệp dưới đây:

Khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã định nghĩa về bệnh nghề nghiệp như sau:

9. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

Theo đó, bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đến sức khỏe của người lao động.

Có thể thấy, bệnh nghề nghiệp không phải là loại bệnh lý thông thường mang tính bẩm sinh hoặc phát sinh từ môi trường sống ngoài xã hội mà phải xuất phát từ yếu tố độc, hại của “nghề nghiệp”.

Bệnh nghề nghiệp có thể ra cấp tính hoặc từ từ. Một số bệnh nghề nghiệp thậm chí còn không chữa khỏi và để lại di chứng sau này. Tuy nhiên, bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được nhờ việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kì hằng năm. 

Quy định về bệnh nghề nghiệp mới nhất

Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chất lượng cuộc sống của người lao động. Khi người lao động mắc bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi từ Nhà nước. Nhưng không phải trường hợp nào cũng được hưởng chế độ mà cần phải xem xét khi đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn như sau:

Theo quy định tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện:

  • Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong suốt quá trình làm việc, nhằm phòng ngừa và phát hiện bệnh nghề nghiệp, hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

Tuy nhiên, khi đã mắc bệnh nghề nghiệp, người lao động được hưởng:

Từ người sử dụng lao động

Hơn ai hết, người sử dụng lao động là người đầu tiên chịu trách nhiệm khi để người lao động mắc bệnh nghề nghiệp. Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người sử dụng lao động phải:

  • Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định:

+ Khoản đồng chi trả và các khoản không do BHYT chi trả đối với người tham gia BHYT;

+ Phí giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp suy giảm dưới 5%;

+ Toàn bộ chi phí y tế đối với người không tham gia BHYT;

  • Trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng lao động;
  • Bồi thường:

+ Ít nhất 1,5 tháng lương nếu suy giảm từ 5% đến 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu suy giảm từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết;

  • Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

Từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

  • Trợ cấp một lần nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%:

+ Suy giảm 5% thì hưởng 05 lần mức lương cơ sở.

Từ 01/01/2020, mức trợ cấp là 7.450.000 đồng.

Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 8.000.000 đồng.

Sau đó cứ giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

+ Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5 tháng, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

  • Trợ cấp hàng tháng nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên:

+ Suy giảm 31% thì hưởng 30% mức lương cơ sở.

Từ 01/01/2020, mức trợ cấp là 447.000 đồng/tháng.

Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 480.000 đồng/tháng.

Sau đó cứ giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

+ Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5%, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

  • Trợ cấp phục vụ nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị tâm thần:

Mức trợ cấp bằng mức lương cơ sở.

Từ 01/01/2020, mức trợ cấp là 1.490.000 đồng.

Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 1.600.000 đồng.

  • Trợ cấp một lần khi chết:

Người lao động chết do mắc bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc, trong thời gian điều trị lần đầu hoặc điều trị bệnh tật thì mức trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Từ 01/01/2020, mức trợ cấp là 53,64 triệu đồng.

Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 57,6 triệu đồng.

  • Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:

Ngoài các khoản nêu trên, người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà tổn thương chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình tùy theo tình trạng bệnh tật.

  • Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị:

+ Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động không đảm bảo thì được nghỉ dưỡng sức từ 05 đến 10 ngày:

Tối đa 10 ngày nếu suy giảm từ 51% trở lên;

Tối đa 07 ngày nếu suy giảm từ 31% đến 50%;

Tối đa 05 ngày nếu suy giảm từ 15% đến 30%.

+ Mỗi ngày nghỉ dưỡng sức được hưởng:

25% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại gia đình;

40% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.

Quy định về bệnh nghề nghiệp mới nhất

Quy định về bệnh nghề nghiệp mới nhất

Trình tự thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Theo quy định ở mục trên đề cập, khi người lao động đủ điều kiện được hưởng chính sách đãi ngộ bệnh nghề nghiệp từ Nhà nước. Tiếp đó, cá nhân lao động cần tuân thủ theo luật định về các trình tự thủ tục thực hiện để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp hợp pháp. Cụ thể như sau:

Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH, để được hưởng các quyền lợi nêu trên, người lao động phải có hồ sơ gồm các giấy tờ:

  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại do cơ quan có thẩm quyền lập.

Trường hợp bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thì thay bằng Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg.

  • Giấy ra viện nếu điều trị nội trú sau khi điều trị ổn định; Giấy khám hoặc Phiếu hội chẩn nếu điều trị ngoại trú.

Đối với người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (bản chính).
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động lập (theo mẫu số 05-HSB).

Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 59 và Điều 60 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như sau:

Bảo hiểm bệnh nghề nghiệp

  • Người mắc bệnh nghề nghiệp chuẩn bị đủ hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên.
  • Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
  • Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động, cơ quan BHXH giải quyết chế độ cho người lao động.

Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh

  • Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày người lao động được xác định chưa phục hồi, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan BHXH.
  • Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận danh sách, cơ quan BHXH giải quyết chế độ cho người lao động và chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động.
  • Trong vòng 05 ngày, kể từ ngày nhận tiền từ cơ quan BHXH, người sử dụng lao động tổ chức chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Quy định về bệnh nghề nghiệp mới nhất hoặc cung cấp dịch vụ khác liên quan về dịch vụ tách thửa đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Việc khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp được thực hiện thế nào?

Theo khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, phía doanh nghiệp sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT như sau:
1. Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động.
2. Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu.
Như vậy, mỗi năm, người sử dụng lao động đều phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kì cho người lao động có tiếp xúc với yếu có hại hoặc làm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Cụ thể:
– Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 06 tháng/lần.
– Người lao động khác: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 01 năm/lần.
– Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo số lần yêu cầu.

Không tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, công ty bị phạt thế nào?

Việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kì là nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Nếu không thực hiện, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.
Cụ thể khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Điều 22. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Theo đó, nếu sử dụng lao động thuộc đối tượng phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp mà không tổ chức khám cho người lao động, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12, người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt 02 – 06 triệu đồng/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng.

Nguyên tắc chẩn đoán và điều trị bệnh nghề nghiệp ra sao?

Đối với người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, sau khi được chẩn đoán mắc bệnh, bệnh nhân cần được:
1 – Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có hại gây bệnh.
2 – Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, phải được giải độc, thải độc kịp thời. 
3 – Điều dưỡng và phục hồi chức năng, sau đó, được giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ BHXH theo quy định. 
Tuy nhiên, một số bệnh nghề nghiệp như: Điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, rung toàn thân, nhiễm độc mangan, bụi phổi nghề nghiệp; ung thư nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định thì cần chuyển đi giám định ngay.
Ngoài ra, trường hợp chẩn đoán bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian đảm bảo không nhất thiết phải có xét nghiệm xác định chất độc trong cơ thể. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.