Hiện nay, pháp luật quy định Đoàn luật sư là tổ chức như thế nào? Đoàn Luật sư được vận hành và hoạt động ra sao? Các khoản thu, chi của Đoàn Luật sư sẽ tính như thế nào? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định mới nhất về các nguồn thu của Đoàn Luật sư năm 2022.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 856/QĐ-TTg
Đoàn luật sư là tổ chức như thế nào?
Đoàn luật sư là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức và hoạt động theo Luật này và Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam. Đoàn luật sư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và các nguồn thu hợp pháp khác.
Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có từ ba người có Chứng chỉ hành nghề luật sư trở lên thì được thành lập Đoàn luật sư. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép thành lập Đoàn luật sư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Đoàn luật sư không được ban hành nghị quyết, quyết định, nội quy, quy định về phí, khoản thu và các quy định khác trái với quy định của pháp luật và Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam. Thành viên của Đoàn luật sư là các luật sư. Quyền và nghĩa vụ của thành viên Đoàn luật sư do Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định.
Đoàn Luật sư bao gồm những cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 62 của Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 (gọi tắt là Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012), quy định Đoàn Luật sư gồm có các cơ quan sau:
1. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn luật sư.
Theo Điều 11 của Thông tư số 05/2021/TT-BTP ngày 24 tháng 6 năm 2021 Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư, thì:
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn Luật sư. Căn cứ vào số lượng thành viên của Đoàn Luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư có thể tổ chức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư. Cơ cấu, số lượng đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư do Đoàn Luật sư quyết định trên cơ sở Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và phải được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt. Việc phân bổ đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn Luật sư căn cứ vào số lượng đại biểu dự kiến triệu tập, đảm bảo có đại diện của các tổ chức hành nghề luật sư, cơ cấu về giới, lứa tuổi, dân tộc và cơ cấu quận, huyện, thị xã, thành phố nơi cư trú của luật sư. Việc lựa chọn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn Luật sư phải đảm bảo bình đẳng, dân chủ, công khai, minh bạch. Liên đoàn Luật sư Việt Nam hướng dẫn việc lựa chọn và phân bổ đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn Luật sư.
- Đại biểu tham dự Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư hoặc Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc phải là luật sư và đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam;
c) Có uy tín, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và khả năng đóng góp vào các quyết định của Đại hội.
2. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư là cơ quan chấp hành của Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư, do Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư bầu ra.
3. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư do Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư bầu ra theo nhiệm kỳ của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Quy định mới nhất về các nguồn thu của Đoàn Luật sư năm 2022
Căn cứ Khoản 1 Điều 38 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022) quy định về nội dung trên như sau:
1. Các nguồn thu của Đoàn Luật sư gồm:
a) Phí thành viên;
b) Phí tập sự hành nghề luật sư, phí gia nhập Đoàn Luật sư;
c) Các khoản đóng góp của các luật sư thành viên do Hội nghị luật sư quyết định;
d) Các khoản thu từ hoạt động của Đoàn Luật sư;
đ) Hỗ trợ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
e) Hỗ trợ của Nhà nước; tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước;
g) Các khoản thu hợp pháp khác.
Các khoản chi của Đoàn Luật sư theo quy định mới?
Căn cứ Khoản 2 Điều 38 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022) quy định về nội dung trên như sau:
2. Các khoản chi của Đoàn Luật sư gồm:
a) Chi cho các hoạt động đối nội, đối ngoại, triển khai chức năng, nhiệm vụ của Đoàn Luật sư;
b) Chi cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị của Đoàn Luật sư;
c) Chi lương hoặc phụ cấp cho các chức danh quản lý, điều hành của Đoàn Luật sư; lương cho các nhân viên của Văn phòng Đoàn Luật sư;
d) Các khoản chi hợp lý khác.
3. Nội quy Đoàn Luật sư quy định các khoản thu, chi, thủ tục thu, chi và thẩm quyền quyết định các khoản thu, chi của Đoàn Luật sư.
Việc thu, chi của Đoàn Luật sư phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định của Nội quy Đoàn Luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và pháp luật về tài chính.
Mời bạn xem thêm:
- Số lượng thành viên tổ thẩm định đấu thầu theo quy định 2022
- Quy định về địa vị pháp lý của Đoàn Luật sư năm 2022?
- Luật sư bị từ chối rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư trong trường hợp nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Quy định mới nhất về các nguồn thu của Đoàn Luật sư năm 2022“. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú, làm giấy khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi, đổi tên giấy khai sinh, đăng ký lại khai sinh…Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc giải thể Đoàn Luật sư được quy định tại Điều 23 của Nghị định số: 123/2013/NĐ-CP như sau:
Đoàn luật sư bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ ba luật sư thành viên của Đoàn luật sư;
b) Không tổ chức lại Đại hội theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 của Nghị định này;
c) Hoạt động của Đoàn luật sư vi phạm nghiêm trọng pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trong trường hợp Đoàn luật sư bị giải thể theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giải thể Đoàn luật sư sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Đoàn luật sư là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư ở tinh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức và hoạt động theo Luật luật sư sửa đổi bổ sung năm 2012 và Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và các nguồn thu hợp pháp khác.
Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có từ ba người có Chứng chỉ hành nghề luật sư trở lên thì được thành lập Đoàn luật sư. Ủy ban nhân dan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép thành lập Đoàn luật sư sau khi có ý kiến thống nhất của bộ trưởng Bộ tư pháp.
Đoàn luật sư không được ban hành nghị quyết, quyết định, nội quy , quy định về phí, khoản thu và các quy định khác trái với quy định của pháp luật và Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Thành viên của Đoàn luật su là các luật sư. Quyền và nghĩa vụ của thành viên Đoàn luật sư là do Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định.