Công chức là công dân Việt Nam, là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, vào chức vụ, có chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước, của tổ chức chính trị – xã hội từ cấp trung ương đến địa phương theo quy định pháp luật. Công chức là chủ thể có vai trò quan trọng, đặc biệt là trong việc thực hiện các hoạt độ quản lý hành chính nhà nước; điều hành hoạt động, thực thi, thực hiện các công việc, thủ tục hành chính cho nhiều tổ chức, cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội…trong đời sống xã hội theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật đã quy định. Ngoài chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật đã quy định, tương tự như những người lao động làm các công việc khác, công chức cũng phải thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ để bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động theo luật định. Vậy việc khám sức khỏe định kỳ của công chức được pháp luật quy định như thế nào? Khám sức khỏe định kỳ cho công chức được thực hiện như thế nào?
Căn cứ pháp lý
- Luật cán bộ, công chức năm 2008
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019
- Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
Nội dung tư vấn
Công chức được quy định là người như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019, theo đó công chức được luật quy định như sau: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Căn cứ để xác định công chức
Ngoài nội dung nêu trên thì theo quy định tại Điều 1 Thông tư 08/2011/TT-BNV việc xác định công chức dựa trên các căn cứ sau đây:
– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị định 06/2010/NĐ-CP;
– Những trường hợp đủ các căn cứ xác định là công chức quy định tại Điều 2 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP như đã nêu trên mà kiêm một số chức danh, chức vụ được bầu cử (không chuyên trách) theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì được xác định là công chức;
– Những người đang làm việc chuyên trách công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên tại các cơ quan nhà nước, ở trong biên chế công chức, hưởng lương từ Ngân sách nhà nước, được bổ nhiệm vào một ngạch thì được xác định là công chức.
– Những người là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong quân đội nhân dân Việt Nam và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong Công an nhân dân Việt Nam được biệt phái sang làm việc chuyên trách tại các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và các cơ quan nhà nước thì không phải là công chức.
– Những người đang làm việc ở các vị trí được pháp luật quy định là công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập mà chưa được tuyển dụng (đang thực hiện chế độ hợp đồng lao động) thì không xác định là công chức.
Công chức có cần khám sức khỏe định kỳ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật an toàn vệ sinh, lao động 2015 đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
– Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
– Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
– Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
– Người sử dụng lao động.
– Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, căn cứ theo quy định này thì công chức cũng thuộc nhóm đối tượng được khám sức khỏe định kỳ như người lao động khác. Việc khám sức khỏe định kỳ cho công chức và người lao động đều được áp dụng như nhau.
Khám sức khỏe định kỳ đối với công chức được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 21 Luật an toàn vệ sinh, lao động 2015 về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì theo đó đối với người lao động trong đó có công chức việc khám sức khỏe định kỳ được thực hiện như sau:
“Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ”.
Theo đó, việc khám sức khỏe đối với công chức được thực hiện định kỳ hàng năm ít nhất là một lần.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Liên hệ
Vấn đề “Quy định khám sức khỏe định kỳ cho công chức” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ mục đích sử dụng đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Mẫu giấy xác nhận chỗ ở hợp pháp mới năm 2023
- Quyền của đương sự trong tố tụng hành chính là gì?
- Các hình thức lừa đảo qua điện thoại là gì?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Việc khám sức khỏe cho công chức được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Khám thể lực, khai thác tiền sử bệnh
Bước 2: Tiến hành khám lâm sàng như: Khám mắt; khám da liễu; khám tai mũi họng; …
Bước 3: Khám cận lâm sàng bao gồm: làm một số xét nghiệm; chụp X quang…
Bước 4: Tư vấn, trả kết quả