Quy định ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe

31/03/2023
Quy định ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe
307
Views

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của các ngành sản xuất thì có rất nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe con người đã xuất hiện và rất được người dân ưa chuộng bởi vì chức năng của các loại sản phẩm. Tuy nhiên đây là những loại sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên việc sản xuất, kiểm định, đóng gói và ghi nhãn những sản phẩm này đều phải hết sức chú trọng. Vậy “Quy định ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe” hiện nay ra sao?. hãy cùng tìm hiểu các thông tin về vấn đề này qua bài viết của luật sư 247 dưới đây nhé.

Quy định ghi nhãn thực phẩm thế nào?

Vị trí nhãn hàng hóa thực phẩm

Theo Điều 4 Nghị định 43/2017 của Chính phủ thì nhãn hàng hóa:

– Phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát

– Có thể nhận biết dễ dàng

– Đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Ngôn ngữ ghi trên nhãn thực phẩm

Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn phải được thể hiện bằng Tiếng Việt.

Bên cạnh đó, theo Thông tư 05/2019 của Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn Nghị định 43/2017 về ghi nhãn thực phẩm, hàng hóa như sau:

– Ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa không phải dịch tất cả nội dung bằng tiếng Việt ra ngôn ngữ khác.

– Nếu dịch ra ngôn ngữ khác, nội dung ngôn ngữ khác phải bảo đảm cho người đọc hiểu tương ứng với nội dung tiếng Việt.

– Những nội dung không bắt buộc thể hiện bằng ngôn ngữ khác không được làm sai lệch bản chất, công dụng của hàng hóa, không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn hàng hoá.

Ngoài ra, tên quốc tế của nước hoặc vùng lãnh thổ không thể phiên âm được ra tiếng Việt hoặc phiên âm được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa thì được phép sử dụng tên quốc tế đó.

Còn tại Điều 7 Nghị định 43/2017:

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt, giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Tên thực phẩm trên nhãn

Quy định tại Điều 11, Nghị định 43:

– Phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn.

– Chữ viết tên thực phẩm phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn.

Tên thực phẩm ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt nhưng không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng, thành phần của hàng hóa.

Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.

Ghi thành phần, thành phần định lượng

Điểm a, khoản 3 Điều 15 Nghị định 43 nêu rõ:

– Đối với thực phẩm phải ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng.

Nếu thành phần là chất phụ gia, phải ghi:

– Tên nhóm chất phụ gia,

– Tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có);

Trong trường hợp chất phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu, phải ghi tên nhóm hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất (nếu có), đồng thời ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”;

Khoản 5 Điều 17 Nghị định này còn quy định đối với thực phẩm ghi giá trị dinh dưỡng:

– Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thể hiện giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa, thể hiện khoảng giá trị dinh dưỡng tuân thủ quy định của pháp luật.

– Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng.    

– Đối với thực phẩm thủy sản nếu bổ sung nguyên liệu khác, phụ gia thực phẩm thì ghi thêm thành phần định lượng của nguyên liệu khác, phụ gia thực phẩm tương ứng.

Ngày sản xuất, hạn sử dụng

Quy định tại Điều 14 Nghị định 43:

– Ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch.

– Nếu ghi theo thứ tự khác, phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.

Với thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, ngày sản xuất là ngày cấp đông lần đầu tiên của sản phẩm. Hạn sử dụng là ngày được nhà sản xuất tại nước sản xuất ghi trên bao bì hàng hóa xuất khẩu.

Quy định ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Quy định ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Quy định ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là dạng của thực phẩm chức năng theo đó có thể hiểu Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là thực phẩm để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh.

   Thuốc, dược chất được nghiên cứu lâm sàn, cận lâm sàn trong khi đó thực phẩm bảo vệ sức khỏe có yêu cầu thấp hơn và bằng chứng khoa học (các bài viết, hội thảo, công trình hoa học) viết về tác dụng của nó đối với cơ thể con người, tăng mức đề kháng…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe rất có thể bị gây nhầm lẫn với thuốc dùng trong chữa bệnh nên pháp luật về quảng cáo hay pháp luật về ghi nhãn hàng hóa có những quy định riêng biệt để trách nhầm lẫn từ ý đồ của nhà sản xuất, nhà phân phối nên pháp luật ghi những thực phẩm loại này ghi “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”

Ngoài các nội dung mà mọi hàng hóa phải có: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa thì Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có các thông tin:

 – Định lượng: kilôgam (kg), gam (g), miligam (mg), microgam (µg)/ lít (l), mililít (ml); microlít (µl)./ mét khối (m3), decimét khối (dm3), centimét khối (cm3), milimét khối (mm3).

-Ngày sản xuất;

– Hạn sử dụng;

– Thành phần, thành phần định lượng hay giá trị dinh dưỡng;

Hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo quản;

– Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);

– Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;

– Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Trách nhiệm của công ty trong việc ghi nhãn hàng hóa

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa như sau:

“Điều 9. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa

1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.

2. Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.

2. Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.

3. Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.”

Thông tin địa điểm trên nhãn hàng hóa

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa có hướng dẫn như sau:

“Điều 12. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa

1. Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt.

2. Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó.

a) Cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép.

b) Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa.”

Theo đó, đơn vị phải ghi trên nhãn địa chỉ cơ sở, sản xuất hàng hóa đó. Bên cạnh đó, tại Luật Doanh nghiệp 2020 có định nghĩa: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp”.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề làm giấy đăng ký an toàn thực phẩm đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như chuyển đổi đất ao sang thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa được quy định như thế nào?

tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP có nêu nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa như sau:
“Điều 10. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
…”
Theo đó, trên nhãn hàng hóa phải có thông tin địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.

Quy định cách thể hiện thông tin ghi nhãn sản phẩm thực phẩm như thế nào?

Kích thước phông chữ tối thiểu áp dụng cho thông tin bắt buộc có chiều cao tối thiểu là 1,2mm. Nếu diện tích bề mặt lớn nhất của bao bì nhỏ hơn 80 cm2, bạn có thể sử dụng chiều cao tối thiểu là 0,9mm. Chữ hoặc chữ số của thông tin phải có màu sắc tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa.
Thông tin bắt buộc về thực phẩm phải rõ ràng và không được che khuất dưới bất kỳ hình thức nào. Thông tin bắt buộc yêu cầu không thể tẩy xóa được, vì vậy doanh nghiệp phải sử dụng loại mực không bị chảy hoặc có thể chà ra, đặc biệt là thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Tất cả thông tin bắt buộc phải bằng tiếng việt mặc dù bạn có thể thêm nhãn bằng các ngôn ngữ khác ngoài nhãn tiếng Anh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.