Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp hiện nay

27/03/2023
Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp hiện nay
349
Views

Đất nông nghiệp là loại đất chiếm tỷ lệ cao trong các loại đất ở Việt Nam và cũng là loại đất có tỷ lệ thu hồi khá cao. Việc thu hồi đất nông nghiệp chỉ được thực hiện khi đảm bảo đúng quy định của pháp luật đất đai. Cũng giống với việc thu hồi đất nói chung, thu hồi đất nông nghiệp cũng sẽ được bồi thường theo quy định của từng tỉnh thành, dựa trên cơ sở tình hình đất đai thực tế của địa phương. Vậy trường hợp nào nhà nước sẽ thu hồi đất nông nghiệp? Thủ tục thu hồi đất nông nghiệp như thế nào? Mức bồi thường đối với đất nông nghiệp bị thu hồi ra sao? Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Thu hồi đất là gì?

Luật Đất đai năm 2013 giải thích:

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Như vậy, chủ thể thực hiện thu hồi đất là Nhà nước.

Đối tượng bị thu hồi đất gồm: Người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất và người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Các trường hợp nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp, cụ thể sẽ bao gồm:

  • Đất trồng cây hàng năm, trong đó có đất trồng lúa và trồng cây hàng năm khác
  • Đất trồng rừng phòng hộ
  • Đất trồng cây lâu năm
  • Đất trồng rừng sản xuất
  • Đất làm muối
  • Đất trồng rừng đặc dụng
  • Đất dùng để nuôi trồng thủy sản

Ngoài ra còn một số loại đất nông nghiệp khác như:

  • Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập hoặc nghiên cứu thí nghiệm
  • Đất để ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh
  • Đất để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt
  • Đất dùng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi khi cần sử dụng vào các mục đích như:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
  • Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng.
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Đất này sẽ bao gồm cả đất đang trong thời gian được nhà nước giao cho sử dụng có sổ đỏ hoặc đất nông nghiệp được thuê sử dụng trả thuế hàng năm,…(Thông tin chi tiết được quy định tại Điều 61, 62, 64, 65 Luật Đất đai 2013)

Ngoài ra, đất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục sẽ bị thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai.

Thủ tục thu hồi đất nông nghiệp

Vấn đề thu hồi đất nông nghiệp là vấn đề hết sức phức tạp. Do đó, ngoài việc thu hồi đúng thẩm quyền, thì việc thu hồi đất cũng cần tuân theo các trình tự, thủ tục nhất định. Cụ thể việc thu hồi đất nông nghiệp sẽ tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Thông báo thu hồi đất

  • Trước hết cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất tiến hành thông báo về việc thu hồi đất chậm nhất 90 ngày đối với đất nông nghiệp trước khi có quyết định thu hồi đất;
  • Đối với bước thông báo này thì phải gửi đến những người có đất thu hồi, thông báo trên thông tin đại chúng hay tổ chức các cuộc họp để phổ biến cho những người bị thu hồi đất những thông tin về việc thu hồi đất.

Bước 2: Ra quyết định thu hồi đất

Ở bước này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành niêm yết thông tin tại các địa điểm sinh hoạt chung, trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi. Trong đó Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất

  • Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát;
  • Đối với những trường hợp không có sự thiện chí phối hợp từ người sử dụng đất thì các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức vận động, khuyến khích, thuyết phục những đối tượng này. Nếu không vận động, thuyết phục được người sử dụng đất được thì người có thẩm quyền quyết định tiến hành kiểm đếm bắt buộc.

Bước 4: Lấy ý kiến, lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã  nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Sau khi tiến hành kiểm đếm tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường.

Bước 5: Quyết định phê duyệt và niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

  • Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;
  • Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã  phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

Bước 6: Tổ chức chi trả bồi thường

Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

  • Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả;
  • Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước;
  • Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.
Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp hiện nay
Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp hiện nay

Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp hiện nay

Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp được nhà nước thu hồi khá nhiều, mục đích của việc làm này đó là để phát triển các khu công nghiệp, các đô thị hay những công trình công cộng. Theo một vài con số thống kê thì từ năm 2001 -2005, đất nông nghiệp đã bị thu hồi khoản 366,44 nghìn ha, chiếm khoảng 3,89% đất nông nghiệp hiện có.

Một số vùng có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn có thể kể đến như Tiền Giang, Bình Dương, Quảng Nam, Cà Mau, Hà Nội. Tổng các con số đó chiến gần 50% diện tích đất trên cả nước.

Theo một vài số liệu điều tra khác về thực trạng thu hồi đất nông nghiệp, tại 16 khu vực bị thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá lớn khoảng 90%  và đất thổ cư chỉ chiếm 11%. Khu vực đồng bằng sông Hồng là nơi có diện tích đất thu hồi lớn nhất khoảng 4,4% trên tổng số, Đông Nam Bộ là 2,1%.

Khi thu hồi đất, trung bình cứ 10 ha sẽ ảnh hưởng đến 10 người lao động nông nghiệp. Sau đeây là một số khó khăn trong thực trạng thu hồi đất nông nghiệp tại một số nơi:

  • Đất bị thu hồi là đất tốt có điều kiện thuận lợi cho canh tác và sản xuất, những đất được đền bù lại là đất xấu có nhiều khó khăn trong phục vụ sản xuất.
  • Việc thực hiện đền bù và định giá tài sản khi thu hồi đất còn chưa phù hợp với giá trên thị trường
  • Chạy theo phong trào phát triển các khu công nghiệp mà không xét đến hiệu quả
  • Mục đích chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa thực sự hiệu quả và ổn định
  • Thời gian thu hồi kéo dài lâu gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và đời sống làm việc của người dân
  • Đội ngũ cán bộ làm việc với dần còn ít, và yêu kinh nghiệm không thể đủ để hỗ trợ các thắc mắc của dân.
  • Trong khi bồi thường đất đã thu hồi hỗ trợ nhân dân tái định cư, nhiều noi chỉ để ý đến quyền lợi nhà đầu tư mà chưa thật sự sát sao đến những người dân bị thu hồi đất

Mặc dù đã được quy định rõ ràng tuy nhiên, công tác thu hồi và bồi thường đất bị thu hồi ở 63 tỉnh thành vẫn gặp phải nhiều khó khăn và bất cập. Đặc biệt, những tái phạm về thu hồi vẫn còn tồn tại rất nhiều, không ít cán bộ địa phương thực hiện không đúng thẩm quyền, sai trình tự hoặc bồi thường không đúng chính sách, có dấu hiệu chuộc lợi đã bị xử phạt.

Theo Báo cáo kết quả Đề án hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đầy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư của Tổng cục Quản lý đất đai (năm 2018), tổng diện tích đất đã thu hồi thực hiện các dự án đầu tư là 2.188.577,22 ha (từ năm 2014 đến năm 2017), trong đó có:1.594.485,38 ha đất nông nghiệp, 591.787,73 ha đất phi nông nghiệp và 2.304,11 ha đất chưa sử dụng (tổng hợp được từ 42/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Con số trên cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu ứng dụng vào phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương. Dựa trên kết quả báo cáo về công tác thu hồi và bồi thường đất của các địa phương, phần lớn việc bồi thường tại các địa phương cho người có đất thu hồi chủ yếu được thực hiện theo hình thức chi trả bằng tiền. Một số địa phương đã chủ đông thành lập hoặc thuê đơn vị chức năng tư vấn xác định giá đất nhằm nâng cao chất lượng đền bù và hạn chế tối đa khiếu nại từ người dân.

Mức bồi thường đối với đất nông nghiệp bị thu hồi

Khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì các hình thức đền bù cúng như là hỗ trợ sẽ được tiến hành theo nguyên tắc tại điều 74 luật đất đai năm 2013 có hai hình thức như sau:

  • Thực hiện việc đền bù bằng đất, tức này nhà nước sẽ giao đất cho người dân có cùng mục đích sử dụng với đất đã bị thu hồi trước đó
  • Thực hiện việc đền bù bằng tiền: đây cũng là hình thức đền bù khá hợp lý khi người dân sẽ được một khoản tiền bằng giá trị mảnh đất nông nghiệp đó tại thời điểm thu hồi.

Khi bị thu hồi đất, ngoài việc đền bù, nhà nước cũng sẽ hỗ trợ người dân xét theo khoản 2 điều 83 trong luật đất đai như sau:

  • Nhà nước sẽ hỗ trợ người dân ổn định chỗ ở cũng như sản xuất
  • Nếu người dân có ý định chuyển nghề, nhà nước sẽ tạo điều kiện hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm
  • Ngoài ra còn 1 vài việc hỗ trợ khác tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của cá nhân đó.

Cách tính giá đền bù đất nông nghiệp được tính như sau:

Giá đất bồi thường sẽ được tính như sau

  • Tiền đất được đền bù: = Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi (m2) x Giá đền bù tại thời điểm đó..

Giá hỗ trợ sau khi thu hồi đất nông nghiệp

Việc hỗ trợ ổn định sản xuất đối với người bị thu hồi đất sẽ được tính là 30kg gạo trong 1 tháng đối với 1 người theo thời gian quy định của từng địa phương:

Nếu thu hồi từ 30 đến 70% diện tích đất sẽ được hỗ trợ như sau

  • 6 tháng nếu vẫn giữ nguyên chỗ ở cũ
  • 12 tháng nếu chuyển chỗ ở
  • 24 tháng nếu di chuyển đến khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn

Nếu thu hồi trên 70% diện tích sẽ được hỗ trợ như sau:

  • 6 tháng nếu vẫn giữ nguyên chỗ ở cũ
  • 12 tháng nếu chuyển chỗ ở
  • 24 tháng nếu di chuyển đến khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn

Ngoài ra nhà nước cũng sẽ hỗ trợ một khoản tiền ổn định sản xuất:

Tiền hỗ trợ ổn định sản xuất = 30% thu nhập/ năm sau thuế theo mức thu nhập ổn định của người đó từ 3 năm trước.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp hiện nay” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề tra cứu quy hoạch thửa đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp như thế nào?

Theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai 2013, khi thực hiện thủ tục thu hồi đất thì chỉ có các cơ quan có thẩm quyền mới được ra quyết định thu hồi đất. Theo đó, thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp được quy định cụ thể như sau:
Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất với các trường hợp là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích được xã , phường, thị trấn đang quản lý, là đất thuộc quyền sở hữu của các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đối với phần đất thuộc quyền của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư không?

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP và Điều 86 Luật Đất đai năm 2013, việc bồi thường tái định cư chỉ được thực hiện khi người sử dụng đất bị thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi. Do đó, đối với các trường hợp người sử dụng đất bị thu hồi đất nông nghiệp thì sẽ không được bồi thường tái định cư.
Tuy nhiên, hộ gia đình, cá nhân vẫn có thể tái định cư trên diện tích đất nông nghiệp còn lại của thửa đất có nhà ở khi nhà nước thu hồi đất bằng cách chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở.
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP và Khoản 1, Điều 4 Thông tư 37/2014/TT-BTNMT, việc tái định cư này chỉ áp dụng đối với trường hợp:
Thửa đất có nhà ở bị thu hồi và phần diện tích đất còn lại không bị thu hồi thuộc đất nông nghiệp.
Phần diện tích còn lại của thửa đất thu hồi đủ điều kiện được tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất thu hồi.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

Thời gian chi trả tiền bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp là bao lâu?

Căn cứ Điều 93, Luật Đất đai quy định như sau:
“Điều 93. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
3. Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.
4. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi đất thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất (nếu có đủ điều kiện để được bồi thường).
Nếu việc bồi thường chậm chi trả thì bên cạnh số tiền được bồi thường theo quy định, người sử dụng đất còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp.
Như vậy, người sử dụng đất nông nghiệp sẽ được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại, bồi thường về cây trồng, vật nuôi và được hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất (nếu đủ điều kiện).

Trường hợp nào không được bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp?

Căn cứ Điều 82, Luật Đất đai quy định như sau:
“Điều 82. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất
Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;
2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;
3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;
4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này”.
Một số trường hợp thu hồi đất nông nghiệp nhưng không được bồi thường như:
– Đất nông nghiệp được Nhà nước giao để quản lý.
– Đất nông nghiệp bị thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai.
– Đất nông nghiệp bị thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất.
– Đất nông nghiệp không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai (trừ trường hợp đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 1/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp).
– Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hằng năm, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng).
– Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.