Quy định của pháp luật về quyền thừa kế tài sản của vợ hai

30/05/2022
Quyền thừa kế tài sản của vợ hai
566
Views

Hiện nay, hiện tượng người chồng lấy vợ hai khi cuộc hôn nhân đầu tiên đổ vỡ không còn là chuyện hiếm gặp. Câu hỏi được đặt ra là: quyền thừa kế tài sản của vợ hai có được pháp luật quy định hay không? Quy định như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật dân sự 2015

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Luật Công chứng 2014

Quyền thừa kế là gì?

Quyền thừa kế được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền thừa kế là quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di theo di chúc hoặc theo pháp luật. Bên cạnh đó, người thừa kế không là cá nhân có quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.

Chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam

BLDS 2015 quy định 2 hình thức chia tài sản thừa kế: Chia tài sản thừa kế theo di chúcchia tài sản thừa kế theo pháp luật.

Chia tài sản thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII BLDS 2015. Chia tài sản thừa kế theo di chúc là trường hợp người mất để lại di chúc. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 624 BLDS 2015).

Về nguyên tắc, tài sản thừa kế được phân chia theo ý chí của người lập di chúc. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng bảo vệ quyền lợi của những người khác thông qua quy định những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc:

“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Chia tài sản thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII. Trường hợp này thường được áp dụng khi người chết không để lại di chúc hoặc di chúc vô hiệu. Việc chia tài sản thừa kế sẽ được thực hiện theo hàng thừa kế (khoản 1 Điều 651 BLDS 2015):

  • Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Theo quy định, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thủ tục phân chia tài sản thừa kế

Thủ tục phân chia tài sản thừa kế tuân theo quy định tại Luật Công Chứng 2014. Theo đó:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

  • Phiếu yêu cầu công chứng
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết
  • Dự thảo văn bản thoả thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản (nếu có)
  • Các giấy tờ chứng minh nhân thân như: Chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân,.. của người thừa kế
  • Các giấy tờ về tài sản thừa kế như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …

Người yêu cầu tiến hành nộp hồ sơ cho văn phòng Công chứng

Bước 2: Kiểm tra và niêm yết công khai

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, việc thụ lý công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản, trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó

Bước 3: Ký công chứng và trả kết quả

Sau khi niêm yết văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khia nhận di sản hết thời hạn mà không có tố cáo, phản ánh, văn phòng công chứng hướng dẫn người thừa kế ký vào văn bản khai nhận di sản, văn bản thoả thuận phân chia di sản.

Quy định của pháp luật về quyền thừa kế tài sản của vợ hai

Quy định của pháp luật về quyền thừa kế tài sản của vợ hai
Quy định của pháp luật về quyền thừa kế tài sản của vợ hai

Quyền thừa kế tài sản của vợ hai trong trường hợp là người vợ hợp pháp

Pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ cho phép hôn nhân một vợ một chồng (khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014). Nam nữ đăng ký kết hôn theo đúng quy định được coi là hôn nhân hợp pháp.

Nếu người chồng không để lại di chúc, vợ hai có quyền hưởng thừa kế theo đúng quy địnhh. Nếu người chồng có di chúc, vợ hai được hưởng thừa kế theo di chúc. Nếu trong di chúc, chồng không để lại tài sản cho vợ, vợ hai vẫn có quyền hưởng thừa kế. Người vợ hai, thuộc trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, có quyền được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Quyền thừa kế tài sản của vợ hai trong trường hợp không phải là vợ hợp pháp

Nhà nước không công nhận vợ chồng hợp pháp trong trường hợp hai người chỉ chung sống như vợ chồng, nhưng không đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật. Trong từng trường hợp mà người vợ hai sẽ có quyền hưởng thừa kế:

  • Vợ hai có tên trong di chúc: được hưởng di sản tương ứng với phần được chia trong di chúc. Việc chia sản theo di chúc được thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp người mất không để lại di chúc, tài sản thừa kế được chia theo pháp luật. Theo quy định, những người thừa kế thuộc hàng thừa kế bao gồm “Vợ” – tức vợ hợp pháp. Do đó, vợ hai này không thuộc trường hợp được hưởng thừa kế theo pháp luật.
  • Trường hợp hai người có một khối tài sản chung, tài sản này được chia theo phần đóng góp của mỗi người.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:
Trên đây là tư vấn về “Quy định của pháp luật về quyền thừa kế tài sản của vợ hai“. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ yêu cầu chia tài sản thừa kế, tư vấn thủ tục chia thừa kế; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Chủ thể của quyền thừa kế bao gồm những ai ?

Về quyền thừa kế của người để lại di sản: Mọi cá nhân đều có quyền định đoạt tài sản của mình thể hiện dưới dạng di chúc trước khi qua đời.
Về quyền thừa kế của người nhận di sản: Mọi cá nhân đều có quyền nhận di sản trong trường hợp thuộc diện nhận di sản theo pháp luật hoặc theo di chúc

Quy định của pháp luật về thừa kế thế vị?

Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Quy định pháp luật về từ chối nhận di sản?

Điều 620 Bộ Luật dân sự quy định về từ chối nhận di sản như sau:
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.