Xin chào luật sư. Tôi đọc thông tin trên báo, và ti vi thấy hiện nay có nhiều đối tượng lợi dụng việc nhập khẩu ô tô là quà biếu tặng; nhiều trường hợp những chiếc xe rất giá trị như G63 nhưng lại chỉ được kê khai với giá 50.000 USD khi qua cửa khẩu. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc nhập khẩu xe ô tô dưới hình thức biếu tặng. Hành vi của các đối tượng trên có vi phạm pháp luật? Mong luật sư giải đáp.
Một số đối tượng hiên nay đang lợi dung việc nhập khẩu ô tô là đồ biếu tặng từ nước ngoài để chuộc lợi với số tiền vô cùng lớn. Vậy phải chăng có những kẽ hở về pháp luật khiến các đối tượng này lợi dụng thực hiện việc vi phạm pháp luật. Những rủi ro tiềm ẩn nào phát sinh khi sự việc này vẫn tiếp tục? Pháp luật quy định như thế nào về việc nhập khẩu ô tô là đồ biếu tặng? Điều kiện nhập khẩu là gì? Lách luật bằng cách nhập khẩu ô tô dạng quà biếu tặng có vi phạm pháp luật? Để giải đáp các thắc mắc này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Quy định của pháp luật về nhập khẩu xe theo dạng quà biếu tặng“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 143/2015/TT-BTC
- Nghị định 116/2017/NĐ-CP
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
Tại sao nhập khẩu xe sang theo diện quà biếu tặng?
Nhập khẩu dưới hình thức biếu tặng chính là việc nhằm khẩu không nhằm mục đích thương mại; nghĩa là mục đích không phải để bán lại cho người khác. Tuy nhiên việc nhập khẩu xe sang dưới hình thức biếu tặng của nhiều đối tượng lại chính là cách thức lách luật để tiêu thụ mặt hàng này kiếm lợi nhuận. Sau đây là một số lý do khiến các đối tượng nhập khẩu xe dưới hình thức biếu tặng:
Xuất phát từ chính sách của nhà nước
Có thể nói chính sách của nhà nước không cho phép nhập khẩu một cách chính ngạch các loại xe sang; phiên bản giới hạn. Do các tổ chức không thể đáp ứng được điều kiện nhập khẩu các loại xe này. Cụ thể theo Điều 14, 15 của Nghị định 116/2017/NĐ-CP:
Điều kiện kinh doanh nhập khẩu xe ô tô đối với doanh nghiệp:
-Doanh nghiệp được quyền nhập khẩu ô tô sau khi đáp ứng các điều kiện và được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô; tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu ô tô.
– Trong đó cần đáp ứng cụ thể các điều kiện:
“1. Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.
2. Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.“
Với các xe sang, phiên bản giới hạn, được thiết kế riêng không thể đảm bảo được điều kiện bảo hành, bảo dưỡng; triệu hồi tại Việt Nam. Do đó đơn vị chính ngạch không thể đáp ứng điều kiện về bảo dưỡng, bảo hành cho các loại xe này vì không có đủ thiết bị hay kỹ thuật để thực hiện.
Mang lại nhiều lợi thế hơn so với con đường chính ngạch
Thông qua con đường nhập khẩu quà biếu tặng sẽ giúp cho người nhập khẩu giảm thiểu được nhiều chi phí hơn.
Nếu qua con đường ngạch, doanh nghiệp phải chịu nhiều khoản chi phí như: chi phí bảo dưỡng, bảo hành; chi phí về nhà sản xuất gốc (OEM); chi phí về triệu hồi ô tô tại Việt Nam. Do đó khi công vào giá bán đối với các loại xe này sẽ rất cao; có thể lên đến 15- 20% giá trị ô tô.
Ngoài ra do là hàng biếu tặng; nên khi qua cửa khẩu người nhập khẩu sẽ kê khai giá trị chiếc ô tô. Do họ có tể tự kê khai giá trị xe nên các đối tượng thường kê khai giá trị chiếc xe thấp đi; thấp hơn rất nhiều so với giá trị được niêm yết. Do đó có thể giảm thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt đối với chiếc ô tô đó.
Bên cạnh đó, một số trường hợp lạch luật bằng cách nhập khẩu dưới hình thức không phải doanh nghiệp; không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể doanh nghiệp nhập khẩu nhưng lại đứng tên của cá nhân hộ nghèo. Doanh nghiệp lập ra là doanh nghiệp ma không nhằm mục đích kinh doanh. Họ chỉ muốn nhập khẩu ô tô qua các đối tượng này. Sau vài năm, họ sẽ thả trôi doanh nghiệp khiến nhà nước không thể truy thu thuế doanh nghiệp khi chủ doanh nghiệp là “người hộ nghèo”. Xe thì đã được đem bán tại các showroom.
Điều kiện để nhập khẩu ô tô theo diện quà biếu tặng
Việc nhập khẩu; thủ tục hải quan quản lý xe ô tô nhập khẩu không vì mục đích thương mại được quy định tại Thông tư 143/2015/TT-BTC. Theo đó, việc nhập khẩu ô tô là quà biếu tặng cần tuân thủ một số quy định sau:
Các trường hợp cấm nhập khẩu ô tô
Các trường hợp ô tô cấm nhập khẩu được quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP; như sau:
– Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên.
– Các loại ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ và bộ linh kiện lắp ráp bị tẩy xóa; đục sửa; đóng lại số khung; số động cơ.
– Các loại ô tô đã thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu.
– Các loại ô tô; xe chở người bốn bánh có gắn động cơ đã qua sử dụng loại quá 5 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu.
– Ô tô cứu thương.
Do đó, chỉ được nhập khẩu ô tô khi không thuộc một trong các trường hợp kể trên.
Số lượng ô tô không nhằm mục đích thương mại được phép nhập khẩu
– Theo quy định tại khoản 1,3 Điều 3 Thông tư 143/2015; điều kiện nhập khẩu xe ô tô không nhằm mục đích thương mại như sau:
“Điều 3. Điều kiện xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu
…3. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 nếu nhập khẩu theo hình thức quà biếu, quà tặng thì trong 01 (một) năm, mỗi tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ được nhập khẩu 01 xe ô tô và 01 xe gắn máy do tổ chức, cá nhân nước ngoài biếu, tặng.”
Căn cứ quy định này; trong một năm; mỗi cá nhân tổ chức chỉ được phép nhập khẩu 1 xe ô tô do cá nhân, tổ chức nước ngoài biếu tặng.
Lách thuế nhập khẩu bằng cách tặng cho xe có bị phạt không?
Theo quy định ở trên thì việc nhập khẩu bằng hình thức biếu tặng có tính chất như sau:
- Không nhằm mục đích thương mại; nghĩa là việc nhập khẩu không dùng vào mục đích mua bán lại cho người khác kiếm lợi nhuận.
- Bị giới hạn số lượng là 1 chiếc ô tô với một người trên 1 năm.
Thông tư tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, góp phần đảm bảo công tác quản lý, hạn chế việc nhập khẩu tràn lan thông qua việc giới hạn định lượng nhập khẩu. Qua đó góp phần hạn chế nhập khẩu qua loại hình quà biếu tặng.
Với trường hợp của các đối tượng này; nếu nhập khẩu xe ô tô đó không nhằm mục đích bán lại cho người khác để kiểm lời; và chỉ áp dụng đối với một chiếc ô tô thì hành vi này của bạn không bị coi là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó họ cũng thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế liên quan đến chiếc ô tô đó để làm thủ tụ nhập khẩu và để đưa vào sử dụng. Tuy nhiên do việc khai giá trị của những chiếc xe này thấp đi rất nhiều nên bên cửa khẩu sẽ buộc họ phải khai lại cho phù hợp với giá trị sản phẩm.
Nếu trường hợp bạn nhập khẩu với số lượng từ hai chiếc trở lên; và với mục đích thương mại thì việc nhập khẩu này sẽ không được áp dụng như với trường hợp nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại. Vì vậy ngoài phải đáp ứng các điều kiện vô cùng khó khăn để được phép nhập khẩu xe; thì số thuế phải nộp trong trường hợp vì mục đích thương mại sẽ cao hơn so với trường hợp biếu tặng do giá trị hàng hóa thực tế và phải chịu nhiều chi phí khác thêm.
Những tác hại tiềm ẩn khi lách luật nhập khẩu xe qua hình thức biếu tặng
Mặc dù các đối tượng lợi dụng hình thức này để kiếm lời thông qua giảm thiểu các chi phí đầu vào; và bán ra với giá trị trên trời. Tuy nhiên chỉ họ được lời còn các đối tượng khác liên quan lại phải chịu rất nhiều bất lợi rủi do. Cụ thể:
– Đối với nhà nước:
Do chính sự lách luật này, nên nhà nước bị thất thu một khoản lớn từ thuế nhập khẩu, thuế VAT; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế giá trị gia tăng,… khó khăn trong việc quản lý các doanh nghiệp,….
– Đối với người mua xe:
Họ sẽ phải chịu rủi ro như không thể được bảo hành, bảo dưỡng đối với chiếc xe; mặc dù họ phải trả một giá trị rất lớn cho chiếc xe. Bên cạnh đó chất lượng chiếc xe cũng không thể được đảm bảo; do đây là hình thức nhập khẩu tư nhân. Không thể có cơ sở đảm bảo chất lượng xe chính xác cho người tiêu dùng.
– Với chính các đối tượng lách luật:
Họ chỉ ỷ lại việc nhập khẩu xe này, chỉ đợi chờ hàng năm để có thể nhập khẩu xe. Do đó sẽ không chịu làm việc tạo thu nhập, của cải cho xã hội. Tiền ẩn nhiều nguy cơ về tệ nạn khác,…..
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Quy định của pháp luật về nhập khẩu xe theo dạng quà biếu tặng“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Con không hiếu thảo thì có được lập di chúc để lại tài sản cho cháu?
- Hành vi lan truyền văn hoá phẩm đồi trụy xử phạt thế nào?
- Tại sao xăng lại có giá cao như vậy?
- Học trường quốc tế có được tạm hoãn gọi nhập ngũ?
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các tổ chức hoạt động tổ chức kinh doanh, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo Khoản 1 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
– Doanh nghiệp được hình thành theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần;
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
– Tổ chức được thành lập theo luật hợp tác xã;
– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập.
Thuế nhập khẩu với ô tô được tính bằng công thức:
Thuế nhập khẩu = Số ô tô nhập khẩu X giá tính thuế X thuế suất
Mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô thực hiện theo Nghị định 10/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô; các loại xe tương tự xe ô tô: Mức thu là 2%.
Riêng với ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả xe con pick-up): nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức thu quy định chung.