Quy định chung về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

28/01/2022
Quy định chung về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
760
Views

Môi trường là một trong những vấn đề được Đảng và nhà nước quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tại nước ta đang báo động và được đánh giá là một trong những quốc gia có tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng trên thế giới. Vậy khi làm ô nhiễm môi trường phải chịu trách nhiệm bồi thường thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “Quy định chung về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường” qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là gì?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường được xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Đây là hình thức nhằm xác định trách nhiệm dân sự đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ra thiệt hại về môi trường, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của con người, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân… thì các chủ thể gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tinh thần cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật mà mình gây ra.

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Khi có thiệt hại xảy ra

Việc bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trước tiên phải căn cứ vào thiệt hại xảy ra. Trên thực tế, thiệt hại gây ra làm ô nhiễm môi trường không chỉ là những thiệt hại về tài sản, tính mạng và sức khỏe của con người. Mà nó còn bao gồm cả những thiệt hại về thiên nhiên, môi trường. Cụ thể như sau:

  • Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với môi trường sinh thái như: ô nhiễm môi trường nước bởi các chất độc hại, diện tích rừng bị thu hẹp, số lượng động vật, thực vật bị suy giảm…
  • Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, hủy hoại hoặc bị hư hỏng. Thiệt hại gắn liền với việc bị thu hẹp hoặc mất đi những lợi ích gắn liền với việc không được sử dụng, khai thác hoặc hạn chế sử dụng, hạn chế khai thác công dụng của tài sản; chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm chi phí cho việc cứu chữa, phục hồi và bồi dưỡng sức khỏe và các chức năng bị mất hoặc giảm sút; thu nhập thực tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc cho người bị thiệt hại bị mất hoặc giảm sút.
  • Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại và các chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí cho việc mai táng, chi phí cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại có thể xảy ra trong một số sự cố môi trường như: nổ xăng dầu, tràn dầu, cháy rừng…
  • Thiệt hại về kinh tế hoặc các lợi ích về mặt thương mại như: lợi nhuận, doanh thu sụt giảm khi nằm trong vùng ô nhiễm.

Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật bảo vệ môi trường

Các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng như:

  • Các hành vi vi phạm điều cấm được quy định tại Điều 6 Luật bảo vệ môi trường 2020;
  • Vi phạm về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi lại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên như: tài nguyên rừng, khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm; quy định bảo vệ nguồn tài nguyên đất, bảo vệ nguồn đất; các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên…
  • Vi phạm quy định về vệ sinh công cộng như vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…
  • Vi phạm quy định về phòng, chống sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển; các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra

Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật. Nói cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại xảy ra. Trên thực tế, việc xác định bồi thường thiệt hại về môi trường không hề đơn giản. Khi một thiệt hại về môi trường xảy ra, nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhiên như:

  • Hành vi gây ô nhiễm;
  • Do suy thoái ;
  • Do yếu tố thiên nhiên.

Trong trường hợp 3 yếu tố này xảy ra đồng thời thì việc xác định thiệt hại càng trở nên khó khăn hơn. Hoặc trong trường hợp các hành vi gây ra thiệt hại ô nhiễm môi trường đã xảy ra từ rất lâu trước đó. Nhưng đến thời điểm thu thập chứng cứ thì thiệt hại đã không còn nghiêm trọng như lúc ban đầu nữa thì việc xác định mức thiệt hại để bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cũng rất khó.

Lỗi của người gây thiệt hại

Điều 628 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi:

Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ người thiệt hại có lỗi.

Quy định này có thể hiểu là trong trường hợp người bị thiệt hại không gây ra lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng đối với người gây ra ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, để bảo vệ lợi ích của người bị thiệt hại trước sự xâm phạm của người khác. Việc xác định lỗi là vô cùng quan trọng để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho các bên.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy định chung về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp 

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường là gì?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường được xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Đây là hình thức nhằm xác định trách nhiệm dân sự đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ra thiệt hại về môi trường, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của con người, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…

Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có quan trọng không?

Trong trường hợp người bị thiệt hại không gây ra lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng đối với người gây ra ô nhiễm môi trường. Việc xác định lỗi là vô cùng quan trọng để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho các bên.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.