Quan hệ lao động là quan hệ xã hội hình thành giữa người lao động làm công ăn lương, người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến sử dụng sức lao động của người lao động.
Quan hệ lao động trong các nước có nền kinh tế thị trường có những đặc trưng cơ bản. Tuy nhiên, ở các nước khác nhau thì có những biểu hiện cụ thể các đặc trưng khác nhau. Vậy các đặc trưng của quan hệ lao động tại Việt Nam được biểu hiện như thế nào? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.
Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật lao động năm 2019
Nội dung tư vấn
Quan hệ lao động là gì?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019, quan hệ lao động được hiểu như sau:
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quan hệ lao động bao gồm:
+ Quan hệ lao động cá nhân: là quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động.
+ Quan hệ lao động tập thể: là quan hệ giữa tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở với người sử dụng lao động hoặc quan hệ giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động.
Đặc điểm của quan hệ lao động
Về chủ thể
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động là người người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
Tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Về sự phụ thuộc của người lao động
+ Về mặt pháp lý, người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý quá trình lao động của người lao động và người lao động phải tuân thủ.
+ Về mặt lợi ích kinh tế, giữa người sử dụng lao động và người lao động vừa có sự mâu thuẫn, vừa có sự thống nhất phụ thuộc lẫn nhau.
Sự phụ thuộc của người lao động là đặc điểm quan trọng để phân biệt quan hệ lao động với các quan hệ tương đồng và là căn cứ để xác định đối tượng điều chỉnh của luật lao động.
Về yếu tố kinh tế và xã hội
Biểu hiện của đặc điểm này đó là quan hệ lao động không chỉ liên quan đến việc làm, giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm đời sống của người lao động, giảm thiểu các tình trạng tệ nạn xã hội…mà còn liên quan đến nguồn nhân lực, thu hút đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Các đặc trưng của quan hệ lao động
Đặc trưng thứ nhất
Việt Nam là nước từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp tồn tại khá lâu trước đây, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho nên nhận thức của các chủ thể về quan hệ lao động còn ở mức độ khác nhau.
+ Nhận thức của người lao động, tổ chức đại diện của người lao động và vai trò, trách nhiệm của mình về quan hệ lao động trong cơ chế thị trường còn mờ nhạt, chậm đổi mới.
+ Khả năng thực hiện quyền tự thương lượng, thỏa thuận trong việc lựa chọn việc làm, nơi làm việc và các vấn đề liên quan đến lợi ích của người lao động còn hạn chế.
Đặc trưng thứ hai
Quan hệ lao động ở nước ta được thiết lập và thực hiện trong tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lao động. Trạng thái của quan hệ lao động phụ thuộc rất nhiều vào tương quan cung cầu trong thị trường lao động; tức là mối quan hệ giữa nguồn cung và cầu sức lao động.
Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, cung lao động luôn nhiều hơn cầu lao động,;sự mất cân đối này không chỉ là về số lượng mà còn cả về chất lượng sức lao động; đã tác động không nhỏ đến quan hệ lao động.
Như vậy người lao động luôn luôn ở vai trò vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động trong việc thương lượng; thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động.
Đặc trưng thứ ba
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tuy đã được thiết lập để tạo hành lang, khung khổ pháp lý cho quan hệ lao động hình thành và phát triển; nhưng chưa được hoàn thiện. Nhất là pháp luật về quan hệ lao động còn có một số vấn đề chưa phù hợp vớ kinh tế thị trường; hội nhập quốc tế; và trong điều kiện kinh tế – xã hội luôn vận động phát triển nên phải thường xuyên bổ sung, sửa đổi.
Đặc trưng thứ tư
Doanh nghiệp Việt Nam phát triển khá mạnh trong những năm gần đây; nhưng có 98% là doanh nghiệp siêu nhỏ; nhỏ và vừa; trình độ và năng lực cạnh tranh còn thấp; chưa có mối liên kết theo ngành để hình thành các chủ thể quan hệ lao động của ngành.
Lao động trong các doanh nghiệp những năm gần đây được tuyển dụng chủ yếu từ nông thôn và nông dân; đội ngũ công nhân lành nghề còn ít; và chưa hình thành đội ngũ công nhân nhiều đời, cha truyền con nối.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Quan hệ lao động lao gì? Các đặc trưng của quan hệ lao động“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Câu hỏi liên quan
– Điều kiện lao động gồm:
– Công việc phải làm;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Địa điểm làm việc;
– Điều kiện về an toàn lao động;
– Vệ sinh lao động;
– Bảo hiểm xã hội, tiền lương;
– Tiền thưởng và phụ cấp;
– Định mức lao động đối với người lao động.
Riêng người bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay làm việc ở nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể nghỉ hưu trước không quá 05 tuổi.
Quan hệ lao động do nhiều chủ thể tương tác với nhau, gồm:
+ Người lao động và tổ chức đại diện của người lao động
+ Người sử dụng lao động và tổ chức đại diện của người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước.
– Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
– Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.