Quả rụng vỡ kính ô tô thì chủ vườn có bồi thường không?

10/06/2022
Quả rụng vỡ kính ô tô thì chủ vườn có bồi thường không?
494
Views

Em đậu ôtô bên đường, khi quay lại, thấy kính bị vỡ do cây sầu riêng chín của nhà dân rơi vào. Chủ nhà bảo em tự ý đậu xe ở đây nên không liên quan trách nhiệm. Em nói với họ: Chủ nhà được quyền trồng cây trong khuôn viên gia đình nhưng phải tỉa cành, nếu để tán cây xoè ra đường thì phải chịu trách nhiệm. Họ nói ngoài đường có bao nhiêu chỗ, sa không đậu chỗ khác. Em tự chọn chỗ đậu xe nên thiệt hại đó là lỗi của em. Vậy trong trường hợp này, chủ nhà, tức chủ cây sầu riêng, có phải bồi thường cho em không? Quả rụng vỡ kính ô tô thì chủ vườn có bồi thường không? Mong Luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.

Căn cứ pháp lý

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo quy đinh Điều 585 bộ luật dân sự 2015 : “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác“

Quy định này nhằm mục đích bù đắp phần nào tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại (không xét đến lỗi của người bị thiệt hại trong trường hợp này) vì trong nhiều trường hợp, dù người gây thiệt hại không có lỗi nhưng thiệt hại thực tế đã xảy ra.

Quả rụng vỡ kính ô tô thì chủ vườn có bồi thường không?
Quả rụng vỡ kính ô tô thì chủ vườn có bồi thường không?

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định dựa trên bốn yếu tố sau đây:

Có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó không có thiệt hại thì không đặt ra vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác. Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.

Xác định thế nào là thiệt hại dựa vào các nội dung sau:

  • Thiệt hại về tài sản: biểu hiên cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chăn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hịa.
  • Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất: gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
  • Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại: gồm chi phí hợp lí để ngăn chăn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
  • Tổn hại về tinh thần.

Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Quyền được bảo vệ về tính mạng; sức khỏe; danh dự; uy tín; tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân; tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác; không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền tuyệt đối đó.

Điều 584 BLDS quy định “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng; sức khỏe; danh dự nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Điều luật này xuất phát từ nguyên tắc chung của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 BLDS ” Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”

Việc xâm phạm mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân sư.

Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động. Chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện các hành vi đó.

Lỗi của người gây ra thiệt hại

Về nguyên tắc; một người bị áp dụng cưỡng chế nhà nước thì họ phải có hành vi vi phạm pháp luật do lỗi cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên trong quan hệ dân sự có những trường hợp ngoại lệ là người không có hành vi trái pháp luật; không có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự,..

Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại; mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 dưới dạng: “người nào… xâm phạm… mà gây thiệt hại” thì phải bồi thường. Ở đây có thể thấy hành vi “xâm phạm” đến tính mạng, tài sản… là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả của hành vi đó. Tuy nhiên, xác định mối tương quan nhân quả là vấn đề rất phức tạp. Phạm trù nguyên nhân và kết quả là cặp phạm trù trong triết học. Nhân quả là mối liên hệ nội tại, khách quan và tất yếu giữa các hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội, trong đó một là nguyên nhân và sau nó là kết quả.

Quả rụng vỡ kính ô tô thì chủ vườn có bồi thường không?
Quả rụng vỡ kính ô tô thì chủ vườn có bồi thường không?

Quả rụng vỡ kính ô tô thì chủ vườn có bồi thường không?

Điều 604 Bộ luật dân sự quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo đó chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

Trường hợp cây cối gây thiệt hại thuộc sự kiện bất khả kháng (là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép) như động đất, bão tố, giông lốc làm gẫy cành, bật gốc dẫn đến hư hỏng tài sản thì không phải bồi thường.

Căn cứ vào quy định của pháp luật được trích dẫn ở trên, đối chiếu với trường hợp của bạn hỏi, trong trường hợp này chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trừ trường hợp bất khả kháng như đã nêu ở trên.

Về mức bồi thường thiệt hại do các bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Quả rụng vỡ kính ô tô thì chủ vườn có bồi thường không?. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, thành lập công ty , trích lục khai tử; mẫu trích lục hồ sơ địa chính, cấp bản sao trích lục hộ tịch, xin giấy phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự không phát sinh từ quan hệ hợp đồng, người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, uy tín, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được hiểu thế nào?

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Trường hợp vật nuôi bị sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì có được bồi thường không?

Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.