Thủ tục chuyển nhượng đất rừng sản xuất như thế nào?

28/05/2022
Thủ tục chuyển nhượng đất rừng sản xuất như thế nào?
1024
Views

Hiện nay, có nhiều người đang có mong muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất. Nhưng họ không biết rõ hồ sơ, trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Thủ tục chuyển nhượng đất rừng sản xuất như thế nào?” qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013

Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Đất rừng sản xuất là gì?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất rừng sản xuất là một loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất hiểu đơn giản như sau: Đây là việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng từ cá nhân, tổ chức này cho cá nhân, tổ chức khác, trong đó bên chuyển nhượng sẽ được nhận một số tiền tương ứng với giá trị của quyền sử dụng đất từ bên nhận chuyển nhượng.

Điều kiện thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất

Người sử dụng đất muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, bao gồm:

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Điều kiện về hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đói với đất rừng sản xuất là:

-Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

-Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất.

Pháp luật đất đai quy định hộ gia đình, cá nhân không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất cho tổ chức kinh tế nếu không thuộc trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

“Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó. Theo quy định của pháp luật, thì người nhận chuyển nhượng phải có sổ hộ khẩu đối với khu vực rừng muốn chuyển nhượng” (Khoản 1 Điều 192, Luật Đất đai 2013).

Mục đích sử dụng đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất.

Đối với người nhận chuyển nhượng đất rừng sản xuất cũng phải có mục đích sử dụng diện tích đất nhận chuyển nhượng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có – thẩm quyền phê duyệt.

Hồ sơ thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất rừng sản xuất

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất bao gồm:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

– Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất phải được công chứng, chứng thực;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

– Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;

– Các giấy tờ khác: Chứng minh thư nhân dân, Sổ hộ khẩu. Người chuyển nhượng hoặc người nhận chuyển nhượng nộp hồ sơ lên Văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu sang tên đất cho người nhận chuyển nhượng đất. Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước thì Văn phòng Đăng ký đất đai sẽ làm thủ tục sang tên cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Thủ tục chuyển nhượng đất rừng sản xuất như thế nào?
Thủ tục chuyển nhượng đất rừng sản xuất như thế nào?

Thủ tục chuyển nhượng đất là rừng sản xuất

Bước 1: Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng làm hợp đồng chuyển nhượng tại văn phòng công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã.

Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

+ Đối với bên chuyển nhượng: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn( nếu chưa kết hôn thì chuẩn bị giấy xác nhận tình trạng hôn nhân), chứng minh thư nhân dân

+ Đối với bên nhận chuyển nhượng: chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (nếu chưa kết hôn thì chuẩn bị giấy xác nhận tình trạng hôn nhân)

Hồ sơ công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

+ Dự thảo hợp đồng 

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng 

+ Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của các bên

+ Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng (Giấy đăng ký kết hôn/ giấy xác nhận độc thân)

+ Bản sao giấy tờ khác liên quan đến hợp đồng theo quy định pháp luật

Bước 2: Thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản photo có chứng thực)
  • CMND, hộ khẩu 2 bên chuyển nhượng (02 bản có chứng thực)
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (02 bản có công chứng)
  • Giấy tờ chứng minh tài sản chung/ riêng (giây xác nhận tình trạng hôn nhân, 02 bộ có chứng thực)
  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (01 bản chính)
  • Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính)
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính)
  • Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (02 bản chính)
  • Tờ khai đăng ký thuế
  • Sơ đồ vị trí nhà đất (01 bản chính)

Sau khi nộp hồ sơ đầy đủ, cơ quan đăng ký đất đai sẽ thông báo cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính(Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ–CP quy định chi tiết luật đất đai). Trong trường hợp có nghĩa vụ tài chính thì chủ sở hữu phải đi nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Nộp đủ lệ phí và nhận sổ đỏ

Sau khi đã nộp thuế, chủ sử dụng đất nộp biên lai thu thuế; lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Các loại thuế và phí phải nộp:

  • Lệ phí trước bạ: theo Điều 2 Thông tư 301/2016/TT-BTC thì người mua phải tiến hành nộp lệ phí trước bạ
  • Thuế thu nhập cá nhân theo Điều 1 Luật 26/2012/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân thì người bán phải chịu thuế thu nhập cá nhân
  • Các chi phí khác: chi phí công chứng, chi phí đo đạc
  • Nghĩa vụ tài chính
  • Thuế thu nhập khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất là rừng sản xuất

         Theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP  thì Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng

  • Lệ phí trước bạ

         Theo quy định tại Điều 7 nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định về mức lệ phí trước bạ đối với rừng sản xuất là 0,5 % giá trị quyền sử dụng đất.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục chuyển nhượng đất rừng sản xuất như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục ghi chú kết hôn, trích lục cải chính hộ tịch, điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng sản xuất là gì?

– Rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 24, khoản 3 và khoản 4 Điều 25 của Luật này để cung cấp lâm sản, kết hợp sản xuất, kinh doanh theo hướng thâm canh lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường.
– Việc khai thác, sử dụng rừng sản xuất phải bảo đảm duy trì diện tích, phát triển trữ lượng, chất lượng của rừng và tuân theo quy chế quản lý rừng.
– Chủ rừng phải có kế hoạch trồng rừng ở những diện tích đất rừng sản xuất chưa có rừng, sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp kết hợp; có biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng

Đất rừng sản xuất có được chuyển đổi mục đích sử dụng không?

Đất rừng sản xuất được phép chuyển mục đích sử dụng tùy theo căn cứ nhu cầu của người sử dụng đất và dựa vào quyết định mục đích sử dụng đất của Nhà nước. Với những ai muốn chuyển đất rừng sản xuất (đất nông nghiệp) sang đất phi nông nghiệp, phải có sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đầu tư

Comments are closed.