Xin chào Luật sư, tôi là nhân viên của một xưởng sản xuất quần áo trẻ em. Tôi có một đồng nghiệp đang mang thai ở tháng thứ 7. Trước đây xưởng của chúng tôi thường xuyên làm thêm giờ vì khối lượng đơn hàng tương đối lớn. Đồng nghiệp của tôi gia cảnh khó khăn nên đều xin làm thêm giờ mỗi ngày. Cô ấy mang thai nhưng vẫn xin làm thêm giờ, và quản lý của chúng tôi cũng đồng ý. Tôi nhìn thấy cô ấy bầu bí to rồi mà vẫn phải làm việc cực nhọc. Tôi muốn hỏi Luật sư là phụ nữ mang thai có được làm thêm giờ không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Phụ nữ khi mang thai nhưng vẫn tiếp tục làm việc không có gì xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai khi nào không được làm thêm giờ? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp ngay sau đây:
Những chính sách của Nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng với người lao động?
Căn cứ theo Điều 135 Bộ luật lao động năm 2019, Thì Nhà nước có những chính sách sau:
– Bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam; thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ; lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt; làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
– Biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp; chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp; kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
– Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.
– Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng; và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động?
Căn cứ theo Điều 136 Bộ luật lao động năm 2019, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm sau:
Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.
Phụ nữ mang thai có được làm thêm giờ không?
Theo Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm; làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai; và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn an toàn hơn; hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền; lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải; hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi; trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự; mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật; người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai; hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động”.
Như vậy, lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 thì người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa. Trong trường hợp này, quản lý của công ty cho đồng nghiệp của bạn làm thêm giờ là sai.
Lao động nữ mang thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Căn cứ theo Điều 138 Bộ luật lao động năm 2019 quy định thì:
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Mời bạn xem thêm
- Người lao động phải làm gì khi công ty cũ không chốt sổ BHXH?
- Người lao động có hành vi trộm cắp có bị sa thải không?
- Quy định về cho thuê lại người lao động?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Phụ nữ mang thai có được làm thêm giờ không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Người lao động khi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con nếu mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì sẽ được chuyển làm công việc khác an toàn hơn hoặc giảm giờ làm.
Lao động nữ mang thai vẫn có thể phải làm ca đêm theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động nếu thuộc trường hợp nêu trên nhưng không bắt buộc làm thêm giờ khi không đồng ý.