Chào Luật sư. Ở quê tôi có đường sắt đi qua. Gần đây, mùa vụ vừa đến, người dân phơi nông sản trên đường sắt gây ảnh hưởng đến đoàn tàu. Tôi thường xuyên phải dọn dẹp đường tàu cho quang đãng. Tôi thật sự bất bình trước hành động này. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, việc phơi rơm rạ, nông sản lên đường sắt có bị pháp luật cấm? Việc người dân phơi nông sản trên đường sắt bị xử phạt như thế nào? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi! Chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Phơi nông sản trên đường sắt có vi phạm?
Tại khoản 7 Điều 9 Luật Đường sắt năm 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Nghiêm cấm hành vi xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt; để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Tình trạng phơi rơm rạ, nông sản trên các tuyến đường sắt tại các khu vực nông thôn diễn ra làm cản trở giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng cho ngành đường sắt, đồng thời ảnh hưởng đến tính mạng của những hành khách trên tàu nếu có tai nạn xảy ra. Hành vi này cần bị lên án và xử phạt nghiêm minh.
Phơi nông sản trên đường sắt bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi phơi rơm, rạ, nông sản, để các vật phẩm khác trên đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác (điểm đ khoản 1 Điều 49).
Ngoài ra, người thực hiện hành vi này buộc phải đưa rơm, rạ, nông sản, các vật phẩm khác ra khỏi đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác.
Các hình thức nộp phạt vi phạm giao thông
Nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông
Đây là hình thức nộp phạt đơn giản và thuận tiện nhất với người vi phạm. Tuy nhiên, thủ tục này chỉ áp dụng đối với trường hợp người vi phạm giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức (theo khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).
Chuyển khoản cho Kho bạc Nhà nước
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân; tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Nộp phạt tại ngân hàng thương mại
Để tạo thuận tiện cho người dân, hiện có một số ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt. Theo điểm a, khoản 1, Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt.
Các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu được viết trong biên bản xử phạt, trong đó có thể kể tên một số ngân hàng như: Vietcombank; Vietinbank; BIDV; Agribank; MB…
Nộp phạt tại bưu điện
Đây là hình thức nộp phạt mới so với các hình thức nêu trên. Kể từ thời điểm tháng 02/2016, người vi phạm giao thông được nộp phạt qua hệ thống bưu điện trên cả nước.
Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định về thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân; tổ chức bị phạt phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính trường hợp chậm nộp phạt đối với các trường hợp được hoãn thi hành quyết định xử phạt.
Có thể bạn quan tâm
- Đè lên vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?
- Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan
- Hành vi cản trở giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Phơi nông sản trên đường sắt bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp, tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân,… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phương tiện đè lên vạch kẻ đường (hoặc đi quá vạch kẻ đường) sẽ bị xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh; chỉ dẫn của biển báo hiệu; vạch kẻ đường với mức phạt cụ thể:
Đối với ôtô: 200.000 – 400.000 đồng.
Đối với xe mô tô; xe gắn máy: 100.000 – 200.000 đồng.
Đối với máy kéo; xe máy chuyên dùng: 100.000 – 200.000 đồng.
Đối với xe đạp; xe đạp máy; xe đạp điện: 80.000 – 100.000 đồng.
Căn cứ Khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) thì thời hạn thi nộp phạt vi phạm giao thông như sau:
– Thời hạn nộp phạt là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
– Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.
Kinh doanh đường sắt bao gồm kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh vận tải đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị.