Nghị định 138/2021/NĐ-CP ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2021

08/02/2022
Nghị định 138/2021/NĐ-CP
632
Views

Nghị định 138/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý; bảo quản tang vật; phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; tịch thu và giấy phép; chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính; ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2021. Dưới đây là toàn bộ nội dung văn bản được cập nhật bởi Luật sư X. Mời bạn xem trước và tải xuống.

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:
138/2021/NĐ-CP
Loại văn bản:

Nghị định

Nơi ban hành:
Chính phủ
Người ký:

Phạm Minh Chính

Ngày ban hành:

31/12/2021
Ngày hiệu lực:
01/01/2022

Ngày công báo:
Đang cập nhật
Số công báo:

Đang cập nhật

Tình trạng:
Còn hiệu lực

Tóm tắt văn bản

Ngày 31/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 138/2021/NĐ-CP quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.

Theo đó, quy định điều kiện đối với nơi tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là nhà, kho, bãi như sau:

– Phải đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự; có hệ thống hàng rào bảo vệ, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, PCCC;

– Phải đảm bảo khô ráo, thoáng khí. Trường hợp nơi tạm giữ ở ngoài trời thì phải bố trí mái che hoặc có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng;

– Có hệ thống thiết bị chiếu sáng; trang bị phương tiện, thiết bị PCCC và trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp cho việc quản lý, bảo quản từng loại tang vậy, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;

– Đối với nhà, kho sử dụng để quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, phóng xạ:

Phải đảm bảo điều kiện an toàn về phòng, chống cháy nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường. (Nội dung mới)

Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013, Nghị định 31/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020.

Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính (sau đây viết gọn là tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu), giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính (sau đây viết gọn là giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ); trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan và người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

2. Việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan đến tài sản, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, ma túy, vũ khí, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, các loại động vật, thực vật, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, vật thuộc loại cấm lưu hành và các loại tài sản đặc biệt khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, mà thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Xem trước và tải xuống văn bản

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Nghị định 138/2021/NĐ-CP. Nếu quý khách có tra cứu thông tin thu hoạch; dịch vụ tạm ngừng công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng áp dụng của Nghị định 138/2021/NĐ-CP?

– Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

Ai có trách nhiệm thi hành Nghị định này?

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.