Phí đo đạc đất ở nông thôn bao nhiêu?

26/12/2022
Phí đo đạc đất ở nông thôn
265
Views

Bên cạnh những mảnh đất bạc tỷ ở đô thị, thì ngày nay xu hướng về nông thôn sinh sống ngày một thịnh hành. Nếu việc đô thị hóa thành công, đi lại thuận lợi, việc về nông thôn sống, nhưng đi làm ở thành phố sẽ trở lên thịnh hành. Kéo theo đó, số vấn đề pháp lý liên quan đến đất nông thôn cũng sẽ ngày một nhiều, kéo theo cả sự hoàn thiện hành lang pháp lý cho đất nông thôn. Vậy nên những vấn đề về đất nông thôn cũng được gửi rất nhiều về cho Luật sư 247.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về Phí đo đạc đất ở nông thôn. Hi vọng sẽ mạng lại thông tin bổ ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013

Đất ở nông thôn là gì?

Đất ở nông thôn đơn giản là thuật ngữ chỉ các mảnh đất tọa lại tại vùng nông thôn. Nó đã được nêu rõ tại Khoản 1 Điều 143 Bộ Luật đất đai 2013. Nó bao gồm đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng tại nông thôn. Có cả đất xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống, vườn và ao trong cùng một thửa.

Đặc điểm đất ở tại nông thôn

Đặc điểm thứ nhất của loại đất này là đa phần là các cụm dân cư với hộ gia đình nhiều thế hệ. Nó thường được tập trung tại các vị trí địa lý thuận tiện sinh hoạt, gần sông ngòi, kết nối giao thông.

Đồng thời, diện tích đất này càng ngày gia tăng do dân số phát triển. Đất nông nghiệp, lâm nghiệp chưa sử dụng được mở rộng thành đất ở. Nếu đất ở nông thôn được mở rộng từ đất nông nghiệp thì sẽ có phương án thu hồi hoặc đền bù tương ứng

Các quy định đất ở nông thôn là gì và như thế nào?

Quy định đất ở nông thôn được ghi rõ tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 143 Luật đất đai 2013 như sau. Trong đó, Nhà nước quy định rằng:

Cần căn cứ vào quỹ đất hiện có của địa phương để quy định hạn mức giao cho mỗi cá nhân. Diện tích tối thiểu được tách thửa phải phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương đó.

Việc phân bổ đất cần nằm trong quy hoạch. Kế hoạch sử dụng đất cần đồng bộ với việc quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp. Bảo đảm thuận tiện cho việc sản xuất, vệ sinh môi trường sống, đời sống nhân văn.

Nhà nước luôn có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi và tốt nhất cho những người sống ở nông thôn. Do đó nên tận dựng trên cơ sở những khu dân cư đã hình thành để cung cấp đất. Hạn chế việc mở rộng đất ở dân cư trên diện tích đất nông nghiệp.

Phí đo đạc đất là gì?

Phi đo đạc đất đai năm 2022 là số tiền mà cá nhân, tổ chức… phải trả cho bên thực hiện đo đạc đất đai khi họ tiến hành đo đạc lại đất dai và xác định lại ranh giới giữa các thửa đất liền kề. Số tiền này sẽ không có mức phí cụ thể mà sẽ căn cứ vào bảng giá dịch vụ đo đạc của từng địa phương và diện tích đất cần đo.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương mà quy định mức thu phí, chi phí phù hợp.

Một số khoản phí, chi phí vừa thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Tài chính vừa thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lương, khai thác, sử dụng nước dưới đất phi thăm định họ sợ điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất phi thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển, phí thẩm định đã ăn xả nước thải vào nguồn nước ) thì cần đảm bảo mức chi phí quy định tương quan với mức thu chi phí do Bộ Tài chính quy định.

Khi quy định về chi phí. HĐND cấp tỉnh cũng cần xem xét mức phí đo đạc của các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội tương tự kiến kể để đảm bảo sự hài hòa

Phí đo đạc đất ở nông thôn
Phí đo đạc đất ở nông thôn

Phí đo đạc đất ở nông thôn

Đây là chi phí cần được tính toán xác định để giao đất và tiến hành sử dụng. Chủ sở hữu phải thực hiện công việc đo đạc để xác định diện tích. vị trí, kích thước. Những thông tin trên được phác theo tọa độ phẳng phục vụ cho công tác lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất và nhà.

Mức thu sẽ tùy thuộc vào công tác đo đạc, lập bản đồ và kích thước, vị trí của dự án được giao. Tuy nhiên, theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 3 là tối đa không quá 1.500 đồng/m2.

Bạn cần đến cơ quan chính quyền tại địa phương để có được mức chi phí đo đạc chính xác. Mức phí sẽ được UBND cấp tỉnh so sánh, đối chiếu và đưa ra quyết định. Sau khi tiến hành đo đạc, bạn sẽ biết được kích thích mảnh đất. Từ đó tính toán, định vị chôn góc trụ ranh đất ở địa điểm nào để tiến hành xây dựng.

  • Cách 1: Tính bằng diện tích (đơn vị m2 hay hecta nhân với đơn giá đã được niêm yết).
  • Cách 2: Sử dụng chi phí cố định cho từng khoảng diện tích.

Phân biệt phí đo đạc và các khoản thuế phí khác

Trong quá trình làm hồ sơ địa chính sẽ có rất nhiều khoản phí. Phí đo đạc là phí cố định được xác định cụ thể giữa chủ nhà và cơ quan đo đạc và không thay đổi trong suốt giai đoạn làm hồ sơ.

Ngoài ra, một số khoản phí khác như :

Phí dịch vụ (trường hợp chủ nhà không có thời gian làm các thủ tục pháp lý thì phải ủy quyền cho công ty đo vẽ đi làm thay).
Các loại thuế phí khác như: phí công chứng, thuế trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, định giá tài sản,…

Quy định về tiền phí đo đạc để xin cấp sổ đỏ hoặc xin tách thửa đất?

Việc đo đạc lại diện tích đất khi làm thủ tục tách thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, mua bán đất, tặng cho quyền sử dụng đất.

Để được tách thửa, mảnh đất phải thỏa mãn điều kiện diện tích tối thiểu để được tách thửa theo quy định của từng địa phương đảm bảo quy định, quy hoạch chung đối với quỹ đất.
Chi phí đo đạc diện tích đất do người làm thủ tục hành chính chịu ( trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác bằng văn bản, hoặc các trường hợp miễn lệ phí, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em,…) theo quy định của pháp luật.
Phí đo đạc đất ở nông thôn khi làm các thủ tục hành chính phụ thuộc vào bảng giá của từng địa phương và diện tích đất cần đo đạc.

Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.
Khi hội đồng nhân dân của từng địa phương xây dựng mức thu các khoản phí, lệ phí cần đảm bảo phải căn cứ mức thu phí, lệ phí hiện hành (nếu có) để làm cơ sở đề xuất mức thu. Phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí.
Đối với các khoản phí, lệ phí vừa thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Tài chính vừa thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí cần phù hợp với mức thu phí, lệ phí do Bộ Tài chính quy định.

Các địa phương cần tham khảo mức thu phí, lệ phí của các địa phương liền kề hoặc địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội để bảo đảm sự hài hòa giữa các địa phương.
Thứ nhất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu kỹ thực tế để ban hành văn bản thu phí, lệ phí cho phù hợp; không ban hành văn bản chưa thấy cần thiết và chưa đủ điều kiện thu theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, các địa phương không ban hành văn bản thu phí thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết; phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu bay;…quy định mức thu thực hiện theo quy định của các luật chuyên ngành có liên quan.

Việc các địa phương trên cả nước quyết định thu phí, lệ phí,…do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với điều kiện của từng địa phương, nhưng cần có sự tham khảo các địa phương khác để đảm bảo sự tương đồng giữa các địa phương và đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Phí đo đạc đất ở nông thôn” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới phí gia hạn thời gian sử dụng đất… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hạn mức đất ở nông thôn là gì?

Hạn mức giao đất là phần diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng tối đa. Nó được nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác do khai hoang phục hóa. Việc này nhằm khống chế diện tích đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phép giao cho người dân sử dụng.
Từ đó tránh được việc giao đất một cách tùy tiện với diện tích lớn. Hạn mức quản lý và sử dụng đất này được thực hiện theo quy định tại Điều 143 Luật Đất đai 2013. UBND xã có quyền đo đạc diện tích sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương.

Thời hạn sử dụng đất ở nông thôn

Đất ở nông thôn không giới hạn thời gian sử dụng, theo đó nếu nằm trong các trường hợp sau, người dân có thể sử dụng đất ổn định.
Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật đất đai;
Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;
Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;
Đất tín ngưỡng;
Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;
Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật này;
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.