Bản án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

16/12/2022
Bản án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
301
Views

Chào Luật sư, tôi có nhu cầu muốn theo dõi về vụ án liên quan đến việc tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Luật sư cho tôi hỏi Bản án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Bản án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai Luật sư mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

Nhà ở hình thành trong tương lai là gì?

Theo quy định của Luật nhà ở 2014 thì nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nhà ở hình thành trong tương lai là một loại tài sản hình hành trong tương lai. Nói đến nhà ở hình thành trong tương lại thì có thể hiểu đó là nhà đó ở thời điểm hiện tại chưa được hình thành và có các điều kiện, cơ sở nhất định để thấy rằng nhà đó sẽ được xây dựng hoàn thành trong tương lai.

Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là gì?

Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản về việc mua bán nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Theo đó bên bán sẽ bàn giao nhà ở và quyền sử dụng đất cho bên mua tại một thời điểm cụ thể trong tương lai và bên mua phải thanh toán tiền mua nhà cho bên bán theo nội dung sau hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

Tranh chấp dân sự được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, tổ chức trong các quan hệ về nhân thân và tài sản.

Như vậy, tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột trong quan hệ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai liên quan đến việc thực hiện hay không thực hiện các quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Những tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai phổ biến

Hiện nay, các tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai đang ngày càng có xu hướng tăng nhanh và phức tạp. Theo đó chúng ta có thể kể đến một số tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai điền hình và thường gặp như:

  • Tranh chấp về tiến độ và bàn giao sản phẩm: Đây là tranh chấp liên quan đến việc không thực hiện đúng tiến độ và thời gian bàn giao nhà như đã giao kết trong hợp đồng
  • Tranh chấp liên quan đến hợp đồng mẫu xác định quyền và nghĩa vụ giữa hai bên thiếu công bằng: Đây là loại tranh chấp khá điển hình liên quan đến hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Theo đó, hiện nay hầu hết hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai đều do chủ đầu tư hoặc người bán nhà cung cấp sẵn, trong đó có lông ghép những điều khoản bất lợi cho người mua dẫn đến nếu khách hàng không tìm hiểu kỹ, không được tư vấn kỹ càng thì sẽ rất thiệt thòi khi có tranh chấp xảy ra.
  • Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai liên quan đến chủ thể của hợp đồng.
  • Tranh chấp liên quan đến việc chủ đầu tư vi phạm các cam kết trong dự án đã được phê duyệt và mở bán như việc chủ đầu tư tự ý thay đổi thiết kế hạ tầng, hạng mục công trình để tăng thu lợi nhuận
Bản án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
Bản án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

  • Phương thức thương lượng: Đây là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Do đó các bên trong tranh chấp cùng nhau bàn bạc thỏa thuận về quyền lợi nghĩa vụ của mỗi bên
  • Phương thức hòa giải đây là phương pháp được ưu tiên hàng đầu khi giải quyết tranh chấp. Khi tiến hành hòa giải các bên được thỏa thuận lợi lựa chọn bên thứ ba trung gian độc lập để đảm bảo quyền và nghĩa vụ giữa các bên
  • Phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án: đây là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai truyền thống và hiệu quả nhất do có sự tham gia của đại diện quyền lực nhà nước là tòa án do đó quy trình giải quyết tranh chấp sẽ chặt chẽ đảm bảo việc thực thi trên thực tế sau khi có bản án quyết định của tòa án.

Phương thức giải quyết tranh trách tại tòa án

– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp mà các bên tranh chấp vè hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai mà không thể tự thỏa thuận được với nhau về cách giải quyết thì các bên đều có quyền khởi kiện lên tòa án nhân dân để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

– Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án

  • Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết (Theo khoản 4 và khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015). Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23 – DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và ra một trong số các quyết định như yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện và nêu rõ lý do

– Xét xử, giải quyết vụ án

  • Sau khi được thụ lý vụ án, tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng hoặc 6 tháng kể từ ngày thụ lý.
  • Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định.
  • Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Bản án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Bản án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai”  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Tài sản hình thành trong tương lai là gì?

Theo khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản hình thành trong tương lai như sau:
“2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
a) Tài sản chưa hình thành;
b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.”
Hiểu một cách đơn giản, tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại, đang được đầu tư, xây dựng vào thời điểm xem xét nhưng chắc chắn sẽ có và hình thành trong tương lai hoặc là tài sản đã hình thành nhưng mới thuộc sở hữu tại thời điểm giao kết giao dịch và chưa chuyển giao quyền sở hữu.

Đất có tranh chấp có thế chấp được không?

Căn cứ Điểm b khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi; chuyển nhượng; cho thuê; cho thuê lại; thừa kế; tặng cho; thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
Đất không có tranh chấp;
Như vậy, có thể thấy khi đất có tranh chấp thì người sử dụng đất không được quyền thế chấp quyền sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.