Bộ luật tố tụng dân sự 2015

27/01/2022
910
Views

Ngày 25/11/2015, Quốc hội ban hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bộ luật này có hiệu lực từ 01/07/2016. Luật sư X mời bạn xem và tải xuống văn bản

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:92/2015/QH13Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:25/11/2015Ngày hiệu lực:01/07/2016
Ngày công báo:29/12/2015Số công báo:Từ số 1251 đến số 1252
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt văn bản

Bộ luật TTDS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:

– Bổ sung mới quy định về Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng:

+ Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của Bộ luật tố tụng dân sự  năm 2015.

+ Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự theo Bộ luật số 92/2015/QH13.

+ Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện theo Điều 45 Luật này về việc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.

– Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.

– Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 221 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án thực hiện như sau:

+ Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;

+ Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét tại phiên tòa hoặc đang được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này và báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.

– Điều 247 Bộ Luật 92/2015/QH13 quy định rõ nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa

+ Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.

– Bổ sung phần thứ tư về Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn quy định:

+ Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn

+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn

+ Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn

+ Thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị

Bộ luật tố tụng DS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định thì có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, cụ thể tại Khoản 1 Điều 517 Bộ luật TTDS năm 2015.

Xem trước và tải xuống văn bản

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; dịch vụ tạm ngừng kinh doanhĐăng ký nhãn hiệu… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự như thế nào?

Mọi hoạt động tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này.

Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự như thế nào?

1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.