Pháp luật có cấm Đảng viên kết hôn với người nước ngoài không?

19/09/2022
Pháp luật có cấm Đảng viên kết hôn với người nước ngoài không?
369
Views

Hiện nay, việc kết hôn giữa các công dân của các nước với nhau ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc kết hôn với công dân nước ngoài có những quy định hạn chế gì? Pháp luật có cấm Đảng viên kết hôn với người nước ngoài không? Đảng viên khi kết hôn với người nước ngoài có bị kỷ luật không? Hãy cùng tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây của Luật sư 247. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Pháp luật có cấm Đảng viên kết hôn với người nước ngoài không?

Kết hôn là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ các điều kiện cần đáp ứng để được kết hôn gồm:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Do nam nữ tự nguyện quyết định;

– Không ai bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như:

+ Kết hôn giả tạo;

+ Tảo hôn;

+ Cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn;

+ Chung sống hoặc kết hôn với người đang có vợ, có chồng;

+ Kết hôn với người có cùng dòng máu trực hệ, giữa người có họ trong phạm vi 03 đời…

Bên cạnh đó, về vấn đề kết hôn với người nước ngoài, Điều 2 Luật này đã đưa ra các nguyên tắc gồm:

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng; hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ

Cùng với đó, theo quy định về việc kết hôn với người nước ngoài của Đảng viên tại Quy định số 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm, những trường hợp mà Đảng viên vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài được quy định như sau:

1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Có con kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo trung thực bằng văn bản với chi bộ, thường trực cấp ủy quản lý mình về lai lịch, thái độ chính trị của con dấu (hoặc con rể) và cha, mẹ ruột của họ.

Pháp luật có cấm Đảng viên kết hôn với người nước ngoài không?
Pháp luật có cấm Đảng viên kết hôn với người nước ngoài không?

b) Biết nhưng để con kết hôn với người nước ngoài vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.

2. Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

a) Có vợ (chồng) là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo với cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi mình sinh hoạt.

b) Bản thân biết mà không có biện pháp ngăn chặn việc con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống Đảng và Nhà nước.

c) Có hành vi ép con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm vụ lợi.

d) Môi giới kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài trái quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Trường hợp vi phạm đã bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

a) Cố tình kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà người đó không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

b) Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà biết người đó có hoạt động phạm tội nghiêm trọng, có thái độ hoặc hoạt động chống Đảng, Nhà nước.

c) Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo bằng văn bản với chi bộ về lai lịch của người đó, hoặc đã báo cáo nhưng tổ chức đảng có thẩm quyền không đồng ý nhưng vẫn cố tình thực hiện.

d) Cố tình che giấu tổ chức đảng; ép con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trái với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, theo quy định pháp luật đã trình bày ở trên thì hiện chưa hề có một quy định cụ thể nào về việc cấm Đảng viên kết hôn với người nước ngoài.

Do đó, Đảng viên hoàn toàn được phép kết hôn với người nước ngoài miễn sao không vi phạm các điều kiện cấm của Luật hôn nhân gia đình và quy định khác có liên quan.

Khi nào đảng viên bị kỷ luật vì kết hôn với người nước ngoài?

Mặc dù pháp luật không cấm Đảng viên kết hôn với người nước ngoài nhưng nếu vi phạm một số quy định sau, Đảng viên vẫn sẽ bị kỷ luật theo Quy định số 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 15/11/2017 về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, cụ thể như sau:

SttHành viHình thức
kỷ luật
Căn cứ



1
– Có vợ (chồng) là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo với cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi mình sinh hoạt
 Khiển trách điểm a khoản 2 Điều 25

2
Vi phạm quy định tại (1) nhưng tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng
Khai trừ
khoản 2 Điều 25


3
Cố tình kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà người đó không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam

Khai trừ
điểm a khoản 3 Điều 25


4
Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà biết người đó có hoạt động phạm tội nghiêm trọng, có thái độ hoặc hoạt động chống Đảng, Nhà nước.

Khai trừ
điểm b khoản 3 Điều 25



5
Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo bằng văn bản với chi bộ về lai lịch của người đó, hoặc đã báo cáo nhưng tổ chức Đảng có thẩm quyền không đồng ý nhưng vẫn cố tình thực hiện


Khai trừ
điểm c khoản 3 Điều 25
6Cố tình che giấu tổ chức ĐảngKhai trừđiểm d khoản 3 Điều 25

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Pháp luật có cấm Đảng viên kết hôn với người nước ngoài không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đảng viên cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi kết hôn với người nước ngoài?

Hồ sơ để Đảng viên đăng ký kết hôn với người nước ngoài bao gồm những giấy tờ sau:
Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của mỗi bên do tổ chức y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng;
Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với công dân nước ngoài);
Bản sao chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với công dân nước ngoài);
Lý lịch gia đình hoặc sổ hộ khẩu của công dân nước ngoài;
Văn bản đồng ý của Chi bộ về việc Đảng viên kết hôn với người nước ngoài.

Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa Đảng viên với người nước ngoài?

Công dân phải nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam cư trú.

Hiện nay, có những hình thức kỷ luật Đảng viên nào?

Theo đó, khoản 2 Điều 35 Điều lệ Đảng quy định các hình thức kỷ luật gồm:
– Với tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
– Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
– Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Đặc biệt, Đảng viên sau khi chuyển công tác; nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm thì vẫn bị xem xét, kết luận. Nếu vi phạm ở mức phải thi hành kỷ luật thì phải kỷ luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.