Trình tự kết nạp đảng viên mới được thực hiện ra sao?

21/03/2022
1004
Views

Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng. Trình tự kết nạp đảng viên mới được thực hiện ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.

Trình tự kết nạp đảng viên mới

Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.

Đơn xin vào Đảng
Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

Lý lịch của người vào Đảng
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:
 –  Người vào Đảng.
 – Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
b) Nội dung thẩm tra
–  Đối với người vào Đảng:
–  Đối với người thân:
c) Phương pháp thẩm tra

Trình tự kết nạp đảng viên mới được thực hiện ra sao?

Trình tự kết nạp đảng viên mới nhất

Bước 1: Học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Sau khi hoàn thành sẽ được cấp giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính tri cấp huyện hoặc tương đương cấp. Với nơi không có đơn vị này thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp Đảng viên

Bước 2: Họp và giới thiệu vào Đảng

Các đơn vị sẽ tổ chức họp, nêu ý kiến về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống… của quần chúng được đề nghị xem xét kết nạp Đảng. Đồng thời, sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm sau đó gửi hồ sơ lên cấp trên.

Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét kết nạp Đảng

Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

Bước 4: Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

Người được giới thiệu kết nạp vào Đảng bắt buộc phải được thẩm tra lý lịch người vào Đảng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Bước 5: Xét kết nạp

Sau khi được thẩm tra lý lịch, chi bộ sẽ tiến hành họp để ra đề nghị kết nạp Đảng viên. Theo Hướng dẫn 09-HD/TW, hồ sơ Đảng viên khi được kết nạp vào Đảng gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

– Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng;

– Đơn xin vào Đảng;

– Lý lịch của người vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo;

– Giấy giới thiệu của Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ;

– Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở;

Trình tự kết nạp đảng viên mới được thực hiện ra sao?

Bước 6: Tổ chức lễ kết nạp

Kể từ ngày có quyết định kết nạp, chi bộ phải tiến hành kết nạp Đảng viên trong thời hạn 30 ngày làm việc 

Bước 7: Đảng viên rèn luyện, học tập trong thời gian dự bị 12 tháng

Theo Điều 5 Điều lệ Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp.

Bước 8: Chuyển Đảng chính thức

Kể từ ngày Đảng viên hết 12 tháng dự bị, trong thời hạn 30 ngày làm việc, chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho Đảng viên.

Hướng dẫn ghi phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên

Phần đầu

– Ghi rõ tên chi bộ, đảng bộ cơ sở nơi mình đang sinh hoạt.

– Số lý lịch đảng viên: số này do tổ chức đảng quản lý trực tiếp hồ sơ đảng viên cấp, đảng viên cần lưu lại để ghi trong trường hợp cần thiết.

– Số thẻ đảng viên: ghi theo thẻ đảng viên đang giữ gồm đủ 8 chữ số, theo thứ tự từ trái sang phải.

Phần nội dung

Đảng viên chỉ ghi những thay đổi so với năm trước, chứ không phải khai lại từ đầu nhé! Nếu không có thay gì, đảng viên chỉ cần ghi chữ “K” vào mục đó mà không cần phải ghi bất kỳ thông tin nào khác.

Các mục cụ thể trên phiếu đã hướng dẫn tương đối kỹ, các đảng viên đọc kỹ rồi ghi theo:

– Thay đổi về nơi ở.

– Thay đổi về nghề nghiệp, đơn vị công tác: Đảng, chính quyền, đoàn thể khác.

– Thay đổi về trình độ giáo dục phổ thông, chuyên môn nghiệp vụ, các học vị – học hàm, lý luận chính trị, ngoại ngữ (thay đổi về trình độ hoặc biết thêm ngoại ngữ mới).

– Hình thức khen thưởng: bằng khen, huy chương, danh hiệu được phong.

– Bị xử lý, kỷ luật về Đảng, chính quyền, đoàn thể.

– Thay đổi về gia đình: cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ chồng, vợ hoặc chồng, con.

– Thay đổi về kinh tế: thu nhập, nhà đất, hoạt động kinh tế, tài sản .

– Được miễn sinh hoạt Đảng.

Phần cuối

Người khai ghi rõ địa điểm, ngày tháng viết phiếu báo, ký và ghi rõ họ tên lên phiếu.

Cấp ủy cơ sở và chi ủy ký, ghi rõ họ tên người đại diện và đóng dấu lên phiếu bổ sung HS của đảng viên.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Trình tự kết nạp đảng viên mới được thực hiện ra sao?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận độc thân; tạm ngừng kinh doanh; mẫu hợp pháp hóa lãnh sự, giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Kết hôn, sinh con có cần bổ sung hồ sơ Đảng viên không?

Theo điểm c khoản 8.1 Điều 8 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021, việc bổ sung hồ sơ đảng viên quy định. khi đảng viên có sự thay đổi hoàn cảnh gia đình (như kết hôn, sinh con,…) thì sẽ tiến hành bổ sung hồ sơ đảng viên.

Đảng phí là gì?

Đảng phí là một nguồn kinh phí hoạt động công tác đảng của tổ chức đảng các cấp; một số cấp ủy được lập quỹ dự trữ từ tiền thu đảng phí; việc sử dụng quỹ dự trữ do cấp ủy quyết định

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.